Thấy 7 dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan!

19/03/2024 10:06 AM | Sống

Nếu 7 dấu hiệu này diễn ra thường xuyên, tần suất tăng dần và nặng dần thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Muốn ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe, bạn cần phải học cách quan sát cẩn thận từng chi tiết trong cuộc sống của mình. Khoảng thời gian quan sát tốt là lúc mới thức dậy, ngủ và ăn. Nếu cơ thể bạn thường xuyên xuất hiện một số triệu chứng bất thường trong những khoảng thời gian này thì bạn cần phải đi khám ngay.

Ho kéo dài

Theo thông tin từ BV Ung bướu Hưng Việt, mỗi buổi sáng thức dậy bạn bị ho liên tục, không dứt cơn, khi đã loại trừ những bệnh cơ bản như cảm cúm, cảm lạnh, đau họng, viêm phổi thì hãy nghĩ đến dấu hiệu ung thư phổi, ung thư thực quản. Đặc biệt, nếu ho kéo dài trong khoảng 3-4 tuần không thuyên giảm kèm theo máu thì bạn nên đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể.

Thấy 7 dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan! - Ảnh 1.

Nước tiểu lần đầu trong ngày bất thường

Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt, không đục và sẽ thay đổi màu sắc, lượng nước tùy theo thói quen ăn uống hàng ngày. Chẳng hạn, nước tiểu ít, đậm đặc và vàng sậm cho thấy bạn uống quá ít nước, nên bổ sung thêm. Hay nước tiểu của một số người có mùi rất khó chịu bởi ăn nhiều hành, tỏi, đồ cay nóng.

Khi nước tiểu có mùi đường, thu hút kiến thì nhiều khả năng nước tiểu đang dư thừa đường, dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Trường hợp đi tiểu liên tục, đau bụng âm ỉ thì có thể là triệu chứng của bệnh sỏi đường tiết niệu hoặc ung thư bàng quang, ung thư thận. Đặc biệt nếu mỗi buổi sáng đi tiểu thấy lẫn máu tươi thì nên đến bệnh viện khám ngay.

Cổ họng thấy nhiều đờm

Theo các chuyên gia, người khỏe mạnh bình thường không có đờm hoặc rất ít đờm khi ngủ dậy. Ngược lại, nếu ngủ dậy thấy xuất hiện nhiều đờm, cổ họng khô phải khạc ra ngay thì có thể là dấu hiệu cảnh báo họng đang có vấn đề như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...

Nếu đờm có màu trắng đục, đặc hơi vàng, sau khi khạc ra hết lại xuất hiện trong cổ gây khó chịu thì có thể bạn bị cảm cúm. Nhưng nếu đờm có lẫn máu, tần suất diễn ra liên tục thì có thể phổi bị tổn thương, cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán kỹ lưỡng.

Đau bụng

Nếu bạn cảm thấy đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát, kèm theo buồn nôn, nôn hoặc ợ hơi quá mức khi thức dậy buổi sáng, đó có thể là triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, tình trạng này cũng cảnh báo bệnh viêm ruột, khó tiêu, táo bón hay hội chứng ruột kích thích. Ăn quá nhiều hay ăn thực phẩm khó tiêu vào tối hôm trước cũng gây áp lực lớn lên dạ dày và cơ ruột, dẫn đến đau bụng vào sáng hôm sau.

Thấy 7 dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan! - Ảnh 2.

Đau tức ngực

Cơn đau ngực buổi sáng có thể là dấu hiệu của đau tim hay nhồi máu cơ tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thời gian cao điểm của cơn đau tim là vào khoảng 6h30 sáng. Nó có thể kèm theo các dấu hiệu khác như cơ thể yếu, choáng váng, ngất xỉu; đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ, lưng; đau ở một hay cả 2 cánh tay, vai; hụt hơi. Ngoài ra, chứng ợ nóng, vấn đề về phổi như thuyên tắc phổi cũng khiến bạn thức dậy với cơn đau ngực.

Đau nhức, sưng tấy ở chân

Thường xuyên bị đau chân vào buổi sáng là một trong những tín hiệu đầu tiên cho thấy bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc chấn thương như viêm gan mạn tính, viêm xương khớp. Đặc biệt, suy giáp có thể gây viêm, sưng và đau bàn chân, mắt cá và gót chân vào buổi sáng do tình trạng này phá vỡ các chất hóa học và hormone trong cơ thể. 

Thấy 7 dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cần đi khám ngay, tuyệt đối không chủ quan! - Ảnh 3.

Đau đầu hoặc nôn mửa vào buổi sáng

Theo Aboluowang, nhức đầu, nôn mửa và mờ mắt là "bộ ba" của tình trạng tăng áp lực nội sọ. Bất kỳ bệnh nào gây ra áp lực nội sọ cao đều có thể có những triệu chứng này. Một trong những bệnh thường gặp nhất là u não.

- Nhức đầu: Những cơn đau đầu thường xảy ra vào sáng sớm, thường vào khoảng bốn hoặc năm giờ. Chúng xảy ra từng đợt, lúc nhẹ, lúc nặng, lúc âm ỉ. Khi bạn ra khỏi giường và đi lại, cơn đau đầu dần giảm bớt hoặc biến mất. Khi bệnh tiến triển, cơn đau ngày càng trầm trọng và kéo dài hơn.

- Nôn mửa: Đau đầu còn có thể kèm theo nôn mửa, phổ biến hơn vào buổi sáng sớm. Khi nôn xong, bạn cảm thấy cơn đau giảm đi đáng kể. Loại nôn mửa này là do tăng áp lực nội sọ, ít liên quan đến chế độ ăn uống, không kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM