3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương

07/04/2025 09:25 AM | Kinh doanh

Mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch, người dân khắp mọi miền đất nước lại hướng về Phú Thọ – mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử thiêng liêng.

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 1.

Không chỉ tự hào với truyền thống lâu đời, vùng đất địa linh nhân kiệt này còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia. Nổi bật trên hành trình đó là sự góp sức của các doanh nghiệp tiêu biểu tại địa phương.

Đặt trụ sở chính tại Phú Thọ, có ba doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa trên dưới 1.000 tỷ đồng là Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS), Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (HVT) và Công ty Cổ phần CMC (CVT).

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 2.

Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS)  là một trong những công ty sản xuất phân bón lớn tại Việt Nam, có trụ sở chính tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, tiền thân là nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, bắt đầu đi vào sản xuất từ ngày 24/6/1962. Năm 2010, công ty chính thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.

Ngày 1/3/2012, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Hầu hết các tỉnh, thành phố đều có đại lý kinh doanh phân phối sản phẩm của công ty. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm supe lân, NPK, hữu cơ khoáng và axit sunfuric.

Với vốn điều lệ gần 1.129 tỷ đồng, LAS là công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sở hữu 69,82% vốn. Theo giá cổ phiếu LAS đóng cửa tại ngày 4/4/2025 là 15.200 đồng/cp, vốn hóa thị trường của LAS đạt 1.715 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của LAS đã giảm mạnh từ 447 tỷ đồng trong năm 2013 xuống chỉ còn 2 tỷ đồng trong năm 2019. Kể từ năm 2020, lợi nhuận sau thuế của LAS liên tục hồi phục qua từng năm. Năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.466 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 169 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước.

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 3.

Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì - Vitrichem (HVT)

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 4.

Cũng đặt trụ sở tại tỉnh Phú Thọ, Hóa chất Việt Trì (HVT), theo giới thiệu trên website, là doanh nghiệp sản xuất xút – clo có sản lượng các sản phẩm thương mại lớn nhất tại thị trường Việt Nam. HVT, tiền thân là Nhà máy Hóa chất Số 1 Việt Trì, là Nhà máy Hóa chất cơ bản đầu tiên của Việt Nam được chính thức khởi công xây dựng vào năm 1959.

Năm 2005 - 2006, công ty được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì. Ngày 08/05/2009, HVT chính thức giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Các sản phẩm của công ty bao gồm NaOH, Clo lỏng, axit HCl, Dịch tẩy Javen, PAC lỏng, PAC bột,...

Công ty có vốn điều lệ gần 110 tỷ đồng, và cũng là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sở hữu 68,49% vốn của HVT. Theo giá cổ phiếu HVT đóng cửa tại ngày 4/4 là 37.600 đồng/cp, vốn hóa thị trường của HVT đạt 1.033 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, năm 2024, HVT ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.451 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt gần 85 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2023.

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 5.

Công ty Cổ phần CMC (CVT)

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 6.

Gạch CMC

Cuối cùng, Công ty Cổ phần CMC - CMC Tiles (CVT) có trụ sở chính tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,  hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ốp lát, gạch trang trí, thi công các công trình công nghiệp và dân dụng.

CVT có tiền thân là nhà máy Bê tông Việt Trì, được thành lập vào năm 1958. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. CVT được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ cuối năm 2017.

CVT là công ty con của Công ty Cổ phần DNP Holding (DNP), hiện DNP đang sở hữu 51,1% vốn của CVT. Công ty có vốn điều lệ gần 367 tỷ đồng. Theo giá cổ phiếu CVT đóng cửa tại ngày 4/4 là 27.650 đồng/cp, vốn hóa thị trường của HVT đạt gần 1.015 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.712 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2023, do chi phí giảm, HVT báo lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2023.

3 doanh nghiệp nghìn tỷ xây dựng cơ đồ tại đất Tổ Hùng Vương- Ảnh 7.

Theo Ngọc Điệp

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Ngân hàng của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lần đầu báo lãi vượt nhà băng của Chủ tịch Trần Hùng Huy

Với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.580 tỷ đồng, HDBank trở thành ngân hàng tư nhân lãi cao thứ hai hệ thống, chỉ đứng sau Techcombank, vượt ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy.

Masan sắp trình làng Omachi vị mì bò Đài Loan, mì trộn vịt quay Bắc Kinh, Pad Thái với giá chỉ 25.000 đồng

Masan sắp tung ra loạt mì Omachi “Quán xá châu Á” với nhiều vị như mì tomyum Bangkok, mì trứng cà chua thịt kiểu Hồng Kông. Trong năm sau sẽ có hơn 20 món cho sản phẩm mới này.

Toan tính mới của chuỗi bán buôn điện thoại Digiworld: Rút chân dần khỏi chuỗi cầm đồ, nhảy sang địa hạt sửa chữa laptop - đồ công nghệ?

Hiện tại, mảng sữa chữa điện thoại – laptop nói riêng và đồ công nghệ nói chung vẫn đang khá phân mảnh và không có bất cứ tay chơi nào thật sự nổi trội ở thị trường này. Với kinh nghiệm, uy tín cũng như tài lực của mình; nếu Digiword làm nhanh và làm tốt cũng như không có anh lớn nào như FPT Shop hay Thế Giới Di Động nhảy vào, cơ hội dẫn dắt thị trường sẽ có.