Bách hoá Xanh của Thế Giới Di Động “bao vây” chợ truyền thống

01/12/2018 14:35 PM | Kinh doanh

Hai cửa hàng Bách hoá Xanh chốt chặn ở hai đầu, một cửa hàng nằm hẳn trong một ngôi chợ ở Tân Bình, cho thấy chiến lược giành khách hàng từ chợ truyền thống của chuỗi này.

Chỉ trong vòng bán kính khoảng 500 mét hoặc nhỏ hơn, 3 cửa hàng Bách hoá Xanh của Thế Giới Di Động “bao vây” chợ Bà Hoa (Tân Bình, TP.HCM). Cửa hàng đầu tiên khá lớn nằm ở đầu chợ, cửa hàng tiếp theo nằm trong chợ - cách cửa hàng đầu tiên chừng 200-300 mét. Cửa hàng khác mở trước nhất, nằm cách đó không xa trên đường Võ Thành Trang.

Với địa thế này, 3 cửa hàng Bách hoá Xanh tạo tam giác bao chung quanh ngôi chợ vốn bán khá nhiều đồ của người miền Trung. Trong đó có hai cửa hàng án ngữ ở hai đầu đường lớn, một cửa hàng nằm bên trong chợ.

Cả ba cửa hàng của Bách hoá Xanh đều có quầy tươi sống, có tôm cá bơi lội ở các thùng chứa. Các quầy tươi sống này đặt ở vị trí dễ thấy nhất, kế đó là khu vực trưng bày các loại rau củ quả chế biến trong ngày. Khu vực đồ khô để xa hơn, hoặc đưa lên tầng trên.

Trong các đoạn ghi âm sẵn được phát ở mỗi cửa hàng, Bách hoá Xanh đều nhấn mạnh nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, và thường có cụm từ “rẻ hơn ở chợ”.

Dù có 3 cửa hàng nằm cạnh nhau, có thể quan sát thấy khách vào các cửa hàng này vẫn ổn định, ngang bằng và nhỉnh hơn so với một cửa hàng của đối thủ mở trước đó khá lâu.

Không chỉ ở chợ Bà Hoa, Bách hoá Xanh cũng có cửa hàng lớn đặt đối diện chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận, TP.HCM) và nhiều cửa hàng khác đặt cạnh các khu chợ truyền thống.

 Bách hoá Xanh của Thế Giới Di Động “bao vây” chợ truyền thống  - Ảnh 1.

Một cửa hàng Bách hoá Xanh đối diện chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận) - Ảnh: H.Đ

Rõ ràng Thế Giới Di Động đang chuyển hướng chiến lược đối với Bách hoá Xanh so với những ngày đầu mở chuỗi này. Những ngày đầu các cửa hàng bách hoá này nằm ở các trục đường phụ, không nhất thiết gần chợ, và quan trọng là hàng khô khá nhiều so với hàng tươi sống. Việc này khiến Bách hoá Xanh không khác biệt với các cửa hàng tiện lợi, lại không đa dạng hàng hoá bằng ở chợ hay đối thủ như Coop Food hay Satrafoods.

Gần đây, chuỗi này mở hẳn các cửa hàng ở gần chợ, theo kiểu "buôn có bạn, bán có phường". Không có cách nào thu hút người nội trợ bằng cách mở cửa hàng nơi các bà nội trợ hay đi.

Không giống các siêu thị lớn nơi người mua mỗi tuần đi một lần, các cửa hàng bách hoá phục vụ nhu cầu hàng ngày nên buộc phải gần các địa điểm truyền thống, nhất là Bách hoá Xanh đang trong giai đoạn lôi kéo khách hàng đến với chuỗi này. Rõ ràng, khách của Bách hoá Xanh nằm ở chợ chứ không phải những người đang mua sắm ở các siêu thị lớn.

Việc mở rộng ngày hàng tươi sống với cá tôm bơi lội là chiến lược đúng đắn của chuỗi này vì thu hút được lượng khách đi mua hàng hàng ngày. Các loại rau củ tươi cũng được bày bán ở vị trí đắc địa, thu hút người đi mua thức ăn thường xuyên. Do đó lượng khách ra vào đông hơn hẳn so với khi Bách hoá Xanh bán nhiều thực phẩm khô, vốn không phải món hàng tất yếu mỗi ngày phải mua, khiến khách vào không đông.

 Bách hoá Xanh của Thế Giới Di Động “bao vây” chợ truyền thống  - Ảnh 2.

Gian hàng tươi sống và rau củ được đặt ở vị trí tốt nhất bên trong một cửa hàng Bách hoá Xanh - Ảnh: H.Đ

Rõ ràng, Bách hoá Xanh đang cố gắng giành lấy khách hàng đi chợ truyền thống. Ngoài việc mở cửa hàng ngay các chợ để cạnh tranh, chuỗi này không ngần ngại kể ra các ưu điểm về hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng, đồ tươi sống, có những món rẻ hơn ở chợ,...

Thế Giới Di Động hiện có khoảng hơn 400 cửa hàng Bách hoá Xanh. Trong buổi báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018, đại diện Bách hoá Xanh cho biết khoảng 1/3 cửa hàng trong toàn chuỗi đã đạt được điểm hoà vốn. Các cửa hàng có doanh thu từ 1 tỷ đồng/tháng trở lên sẽ bù được chi phí, không bị lỗ.

Kể từ tháng 4/2018 đến nay, chuỗi này tạm hoãn việc mở mới và di dời các cửa hàng sâu trong khu dân cư. Đồng thời chuẩn hoá mô hình "thịt tươi-cá lội" với sự đầu tư đa dạng các chủng loại hàng tươi sống và hàng tiêu dùng. Nhiều cửa hàng không đạt doanh thu kỳ vọng cũng bị đóng cửa, và bắt đầu mở rộng thử nghiệm mô hình chuẩn đi các tỉnh lân cận cách TP.HCM 30-40km kể từ tháng 7/2018.

Doanh thu tính bình quân một tháng cho các cửa hàng khai trương trước ngày 1/10/2018 đã vượt mức 1.050.000.000 đồng/cửa hàng, tăng 24% kể từ mức 850.000.000 đồng/cửa hàng cuối tháng 6/2018 và tăng 62% kể từ mức 650.000.000 đồng/cửa hàng cuối tháng 3/2018. Với 412 cửa hàng đang hoạt động tại ngày 31/10/2018, Bách hoá Xanh cho biết đạt 467 tỷ đồng doanh thu tính riêng cho tháng 10/2018.

Theo Hải Đăng

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Công ty quản lý của Hieuthuhai lên tiếng sau thông tin bị cấm quảng cáo Celano

Nomad MGMT Vietnam, công ty quản lý của Hieuthuhai khẳng định doanh nghiệp và nghệ sĩ đã thực hiện chiến dịch theo đúng quy định của pháp luật và hợp đồng.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi, trên thế giới cũng chỉ có Ấn Độ tương xứng

Mới đây, tại Davos, Thụy Sĩ, tọa đàm với chủ đề: "Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh" được tổ chức trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Masan chi 1.600 tỷ mua 5 tầng lầu Quận 1 của Techcombank làm 'phi thuyền vũ trụ', ACV và Vietjet lập ‘quận hàng không’ tại Tân Bình

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của nhóm Tp.HCM (bao gồm cả MWG) là 69,4 tỷ đô – chỉ bằng 54% tổng vốn hóa của nhóm tại thủ đô Hà Nội.

Ngân hàng Xây dựng (CBBank) đổi tên sau khi về với Vietcombank

Từ 17/1, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank) chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo).