Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam

26/01/2023 08:20 AM | Xã hội

Làng nghề Quảng Phú Cầu ở Ứng Hòa, Hà Nội có truyền thống làm hương hơn 1 thế kỷ.

Mới đây, chuyên trang tài chính Business Insider đã đăng tải bộ ảnh ấn tượng giới thiệu về làng nghề Quảng Phú Cầu ở Việt Nam. Làng Quảng Phú Cầu nằm ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nổi tiếng với nghề làm hương có tuổi đời hơn 100 năm.

Là một phần không thể thiếu trong văn hóa của ngày Tết Nguyên đán, hoạt động sản xuất que hương ở làng nghề này càng nhộn nhịp vào dịp trước Tết. Theo Insider, các nghệ nhân ở Quảng Phú Cầu làm ra khoảng 50.000 que hương mỗi ngày cho dịp Tết.

Mỗi dịp Tết, làng Quảng Phú Cầu lại ngập trong một "đại dương" sắc hồng

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Theo Insider, gần 3.000 hộ gia đình - khoảng 70% dân số thị trấn, hoạt động trong ngành sản xuất hương. Suốt nhiều thế hệ, nghề làm hương đã là sinh kế chủ yếu cho cư dân Quảng Phú Cầu. Tuy nhiên, vào năm 2019, một thay đổi lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu đã khiến mô hình kinh doanh phải thay đổi.

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 2.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Thời điểm đó, Ấn Độ - một trong những nhà nhập khẩu hương lớn nhất của Việt Nam, đã chuyển nhập khẩu hương của nước này từ trạng thái tự do sang hạn chế để thúc đẩy sản xuất nội địa.

Do nguồn cầu giảm, hoạt động kinh doanh hương ở làng Quảng Phú Cầu phải tìm kiếm thêm nguồn thu từ khách hàng trong nước và có thêm nhiều sáng tạo.

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 3.

Nghệ nhân Nguyễn Thi trả lời phỏng vấn Insider.

"Ngày xưa thì gần như 100% dân làng đều làm (hương). Hiện nay ở làng chúng tôi, chỉ còn 2-3 nhà sản xuất lớn thôi" - Insider dẫn lời một nghệ nhân có tên Nguyễn Thi nói. Cũng theo anh, quá trình làm hương giờ đã nhanh hơn nhiều nhờ các cải tiến trong kỹ thuật, từ đó tăng từ 500 nén hương lên 50.000 nén hương/ngày. Hơn nữa, hương cũng được thiết kế dài hơn, thêm mùi và nhuộm màu đẹp mắt.

Một nén hương gồm chân hương và bột hương

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 4.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Phần chân hương được làm từ cây vầu và cây nứa trên rừng, rồi đem đi vót thô.

Chân hương được tạo bằng cách dùng máy chẻ, giúp nâng cao sản lượng lên hàng chục nghìn chân hương/ngày

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 5.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Sau khi chẻ, chân hương sẽ được chà xát, đánh bóng và cắt ra thành đúng chiều dài. Rồi sau đó, chân hương được chở đến các nhà sản xuất để tiếp tục nhuộm màu và làm các công đoạn tiếp theo.

Chân hương được nhúng vào thuốc nhuộm hồng hoặc đỏ

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 6.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

2 màu nhuộm là đỏ và hồng có ý nghĩa sâu sắc. Màu hồng tượng trưng cho quốc hoa của Việt Nam - hoa sen, còn màu đỏ là màu cờ.

Sau đó, chân hương được xếp xòe ra tỉ mỉ và đem phơi khắp làng

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 7.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Theo anh Thi, hương chỉ cần phơi một nắng từ sáng đến chiều là xong.

Quá trình làm bột hương diễn ra ở nhà máy. Công thức là bí mật gia truyền, gồm bột cây trộn với than để ra màu đen đặc trưng

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 8.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Chân hương sau khi phơi khô được đưa vào máy phủ bột hương bên ngoài

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 9.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Thành phẩm được đóng thành các bó trong túi

Báo nước ngoài ấn tượng với làng nghề làm hương trăm tuổi của Việt Nam - Ảnh 10.

Ảnh: Hoàng Liên Son, Đinh Xuân Vũ/Insider.

Nghề làm hương ở làng Quảng Phú Cầu là một truyền thống quý báu cần giữ gìn, vừa làm sinh kế giàu bản sắc, vừa là để tiếp tục bảo tồn văn hóa Tết.

Anh Thi cho biết thu nhập của mình vào dịp Tết đã chiếm hơn 40% doanh thu cả năm.

Theo Thạch Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,