Bí ẩn hệ thống thị trường giao dịch "trại giam": Khi các tù nhân cũng biết làm giàu

16/09/2019 16:07 PM | Xã hội

Các tù nhân tại Mỹ có hẳn một thị trường chợ đen riêng của họ và ẩn sau nó là cả một hệ thống giao dịch phức tạp.

Năm 1961, anh Wilbert Rideau mới 19 tuổi và bị kết án tử hình trong một vụ cướp nhà băng gây chết người. Anh được gửi đến nhà tù Penitentiary của bang Lousiana, hay còn được gọi là Angola để đợi thi hành án.

Điều thú vị là trong hơn 10 năm đợi chờ tái thẩm và thi hành án, anh Rideau đã đọc rất nhiều và trở thành một cây viết nổi tiếng cho các tờ báo. Cuối cùng anh Rideau được miễn thi hành án nhờ cải tạo tốt và trở thành một cựu tù nhân vô cùng nổi tiếng.

Một trong những chủ đề nổi tiếng nhất mà Rideau viết là về kinh tế nhà tù, nơi những tù nhân trao đổi các vật dùng cần thiết với nhau và hình thành nên một thị trường riêng, thậm chí là có cả tiền tệ riêng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ có khoảng 2,3 triệu tù nhân, mức cao nhất thế giới và Angola là một trong những nhà tù khét tiếng nghiêm ngặt và rộng lớn tại đây.

Muốn ăn thì phải làm

Với những người cai tù và cựu tù nhân, thị trường nhà tù khá béo bở bởi những quy định nghiêm ngặt được lập ra là để phá vỡ. Tù nhân luôn thiếu thốn đủ thứ và họ sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Những người mới vào tù sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ không chỉ mất tự do mà còn mất dần tài sản của mình nếu muốn được sống thoải mái trong trại giam.

Tại nhà tù Angola, mỗi tù nhân sẽ được nhận những vật dụng cực kỳ cơ bản như một bộ quần áo, một bánh xà phòng và vài lọ dầu gội, dầu tắm. Tuy nhiên, tù nhân còn cần khá nhiều vật dụng khác và chắc chắn chẳng ai muốn sống trong một nhà tù hôi thối, tồi tàn và thiếu điều kiện vệ sinh. Những thứ thiếu có thể là một lọ khử mùi hôi, một cái quần tù thoải mái hơn hay một đôi giày vừa cỡ chân.

Bí ẩn hệ thống thị trường giao dịch trại giam: Khi các tù nhân cũng biết làm giàu - Ảnh 1.

Những cánh đồng quanh nhà tù Angola

Trên thực tế, tác giả Rideau cho biết chất lượng nhà tù Angola chẳng thay đổi gì từ thập niên 1960 dù rất nhiều thứ đã đổi thay ngoài xã hội. Nói chính xác hơn, trại giam luôn cố gắng hạn chế để tù nhân có cuộc sống thoải mái trong tù. Nguyên nhân công khai thì là do quan điểm tù nhân xứng đáng chịu hình phạt và họ không có quyền sống thoải mái sau khi phạm tội. Dẫu vậy lý do chính để nhà tù làm như vậy là kích thích một thị trường chợ đen mà vô số người được hưởng lợi trong đó.

Những tù nhân trong Angola có thể đề nghị nhà tù cấp cho họ một số vật dụng thêm nhưng chúng tốn quá nhiều thời gian. Ví dụ một quyển sách cần ít nhất 6 tháng kiểm duyệt và thống qua trước khi đến được tay tù nhân. Như một hệ quả tất yếu, thị trường chợ đen bùng phát trong nhà tù theo những cách rất riêng.

Thông thường tại những bang như Lousiana, nơi có nhà tù Angola, việc xét xử và thi hành án khá chậm chạp. Đó là chưa kể đến những người tái phạm còn bị phạt tù gấp đôi, khiến cho hệ thống nhà tù đông đúc và đương nhiên, nhu cầu hàng hóa tại đây là cực cao.

Rất nhiều mặt hàng cực kỳ đơn giản bên ngoài lại trở thành có giá trị trong tù, từ một gói mỳ tôm cho đến điếu thuốc lá. Vậy làm sao để tù nhân có tiền mua những thứ này? Phương pháp đầu tiên là trở thành lao động giá rẻ.

Tại Angola, nhà tù có một hệ thống đồn điền khá rộng với diện tích còn lớn hơn cả khu Manhattan.. Bao quanh Angola là những cánh đồng ngô, lúa mỳ, bông hay đậu nành. Những tù nhân sẽ làm việc trên những cánh đồng này quanh năm bất kể thời tiết. Nông sản được bán lại cho chính hệ thống nhà tù cùng nhiều công ty khác.

Hãng Prison Enterprise của bang Lousiana có doanh thu gần 29 triệu USD năm 2016 và phần lớn nông sản của họ đến từ Angola.

Các tù nhân phải làm ngoài đồng phần lớn thời gian của họ chứ không được thảnh thơi trong phòng giam. Tất cả đều bị bắt buộc làm việc, hoặc trên cánh đồng hoặc một công việc gì đó, ngoại trừ những tử tù hay phạm nhân thuộc dạng đặc biệt nguy hiểm.

Dẫu vậy, ngay cả việc làm nông trên cánh đồng cũng gây ra khá nhiều rắc rối. Các tù nhân có thể đánh nhau vì tranh chấp cá nhân trong khi những người chẳng may bị thương khi làm việc có thể bị điều tra vì "cố ý tự tử". Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, những người làm việc chăm chỉ và không gây sự sẽ được đánh dấu "tin tưởng" và cho làm những công việc nhẹ nhàng như lau dọn trong khi các tù nhân hay gây sự sẽ phải làm việc nặng nhọc hơn.

Bí ẩn hệ thống thị trường giao dịch trại giam: Khi các tù nhân cũng biết làm giàu - Ảnh 2.

Tù nhân phải lao động tại Angola

Mức lương của các tù nhân tại Angola khá bèo bọt với khoảng 0,04 USD/giờ trong suốt nhiều năm. Tình bình quân một tù nhân phải làm 181 giờ mới đủ bằng thu nhập tối thiểu 1 giờ theo luật pháp Mỹ.

Khi có tiền, những tù nhân này có thể mua đồ tại 7 căng tin tại Angola, nơi chỉ bán một vài thứ đồ lặt vặt nhưng lại được coi là hàng xa xỉ trong tù. Phần lớn vật phẩm tại các căng tin này là đồ ăn bởi thực phẩm trong tù khá tệ và thường không đủ.

Đây có thể coi là một trong những chính sách của nhà tù khi cải tạo tù nhân, khiến họ hiểu được cần lao động chính đáng để có thứ mình muốn thay vì phạm tội. Tuy nhiên các tù nhân lại cho rằng trại giam đang bóc lột họ bởi mức lương bị duy trì suốt từ thập niên 1970 mà không tăng trong khi vật phẩm tại các căng tin lại leo thang từng năm.

Một hộp thuốc lá vào thập niên 1970 chỉ có giá 0,5 USD, tương đương nửa ngày công của tù nhân, thì nay đã tăng lên 8 USD nhưng lương lại chẳng tăng. Hệ quả là dù có làm chăm chỉ nhiều ngày thì tù nhân cũng chẳng thể mua nổi thứ gì.

Tất nhiên nhiều người cho rằng tù nhân thì chẳng cần được trả công bởi họ có tội. Tại bang Georgia, tù nhân phải đi sửa đường và sản xuất thiết bị gỗ không công. Ở Missouri, tiền lương tù nhân cũng chỉ vào khoảng 0,04 USD/giờ. Dẫu vậy, việc bỏ qua những lao động rẻ mạt này là khá phí phạm và những quốc gia tư bản như Mỹ luôn biết cách kinh doanh.

Một thị trường bài bản

Cũng tương tự như các nền kinh tế, nhà tù có người trả lương, có lao động, có cung cầu và thậm chí là một thị trường đen của riêng mình. Mức lương quá thấp khiến các tù nhân phải tìm cách kiếm thêm tiền, nghe có vẻ vô lý nhưng chúng lại khá dễ dàng dù họ vẫn ở trong tù.

Ví dụ, theo lời tác giả Rideau, John Goodlow được mệnh danh là vua hồ đào tại Angola khi anh này bán hồ đào sấy khô với giá 2 USD/bọc trong nhà tù và kiếm được bộn tiền. Món hồ đào khô vốn khá phổ biến ở bang Lousiana và cách chế biến của Goodlow ngon hơn ở ngoài, khiến mặt hàng của anh thu hút tù nhân. Thậm chí bạn tù còn phải đặt trước Goodlow để có hàng.

Bí ẩn hệ thống thị trường giao dịch trại giam: Khi các tù nhân cũng biết làm giàu - Ảnh 3.

Nhà giam tại Angola

Đến đây chắc nhiều người thắc mắc tại sao một tù nhân như Goodlow có thể sấy hồ đào trong tù như vậy. Công đoạn sấy hồ đào cần rất nhiều nguyên liệu, xong chảo hay thậm chí là không gian.

Theo Rideau, tù nhân không mềm yếu như nhiều người nghĩ. Họ có quyền lực của mình khi có thể nổi loạn, chống phá khiến các quản tù gặp khó khăn. Bởi vậy đôi khi trại giam phải hợp tác với tù nhân, đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Bởi vậy, việc tù nhân có một thị trường chợ đen nhất định không có gì là khó hiểu.

Đương nhiên, những mặt hàng nguy hiểm như súng đạn, ma túy, điện thoại… đều bị cấm. Điều thú vị là một số mặt hàng khác cũng có thể bị cấm như mức Marmite bị cấm do có chứa men và có thể lên men làm bia rượu, kẹo cao su bị cấm vì có thể làm dấu in chìa khóa giả, dầu trẻ em bị cấm vì khiến tù nhân trơn trượt và khó bị quản giáo bắt hơn…

Tiền mặt bị cấm trong tù nên các tù nhân sẽ được nhận lương qua thẻ đặc biệt chỉ dùng được trại trại giam. Mục đích chính của việc này là hạn chế tù nhân hối lộ quản giáo. Tuy nhiên chúng cũng khiến tù nhân khó trao đổi hàng hóa cho nhau hơn. Phần lớn các giao dịch trong trại giam là vật đổi vật.

Mặc dù vậy, một số vật dụng thường được trao đổi cũng nhanh chóng trở thành một loại "tiền tệ" trong tù, ví dụ như thuốc lá hay mì gói. Chúng nhỏ gọn, giữ được lâu và thông dụng trong tù.

Tất nhiên, tù nhân còn có thể giao dịch ngầm bằng tiền mặt. Bạn nghe không nhầm đâu, tù nhân sẽ nhờ bạn bè bên ngoài mua cho những thẻ nạp tiền với mã số và họ chỉ việc chuyển mã số cho những bạn tù khi mua bán. Bất cứ ai có mã số có thể nhận được tiền.

Nói đơn giản là tiền sẽ được thanh toán bên ngoài qua các tài khoản nhưng chủ sở hữu và người mua thì lại trong tù.

Suy cho cùng, ở đâu có cầu thì ở đó sẽ có thị trường, bất kể là nhà tù hay nơi khác. Các tù nhân sẽ luôn tìm ra cách sáng tạo để khiến cuộc sống của họ dễ thở hơn.

Bí ẩn hệ thống thị trường giao dịch trại giam: Khi các tù nhân cũng biết làm giàu - Ảnh 4.

Cuộc sống trong tù tại Angola khá tẻ nhạt

AB

Cùng chuyên mục
XEM