-
Facebook, Instagram, Google tràn ngập quảng cáo: Những vị sếp chỉ quan tâm tới doanh thu, lợi nhuận đang huỷ hoại ngành công nghệ như thế nào?
-
BYD - đối thủ khiến 'superman' Elon Musk phải cúi đầu : Tự coi mình là ‘cường quốc’ sản xuất công nghệ xanh, tham vọng không chỉ dừng lại ở ô tô hay biên giới Trung Quốc
-
Nike 'mất gốc', lao đao trước On, Hoka: Bỏ bê mỏ vàng giày chạy bộ, mãi dựa vào quá khứ để sống, sa thải 1.600 người khiến nội bộ nhân viên bất mãn sâu sắc
-
Tesla đang gặp khó khăn chồng chất
ChatGPT: 'Cú đấm' của Microsoft nhắm thẳng vào Google, âm mưu soán ngôi 'vua tìm kiếm'
Tình hình nghiêm trọng đến mức CEO Sundar Pichai của Google phải chỉ đạo trực tiếp các nguồn lực của công ty trước thách thức mới.
Theo hãng tin Bloomberg, CEO Satya Nadella của Microsoft đang cố gắng đầu tư vào công nghệ trí thông minh nhân tạo đứng sau thành công của ChatGPT nhằm phát triển công cụ tìm kiếm Bing thành đối trọng, thậm chí soán ngôi của Google.
Cụ thể, nguồn tin của Bloomberg cho hay tập đoàn này có thể sẽ đầu tư đến 10 tỷ USD cho OpenAI, công nghệ đứng sau thành công của ChatGPT.
Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 11/2022, ChatGPT, một mô hình trí thông minh nhân tạo có thể trả lời các câu hỏi của người dùng như một thực thể dưới dạng văn bản, đã làm khuấy đảo giới truyền thông.
Ứng dụng này đã thu hút 1 triệu người dùng chỉ trong chưa đầy 1 tuần ra mắt, qua đó khiến nhiều chuyên gia lo ngại về vấn nạn làm hộ bài tập hay sao chép các bài luận văn trong giới sinh viên.
Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg cho hay hãng Microsoft lại đang nhắm tới việc lật đổ Google nhờ nền tảng trí thông minh nhân tạo này. Hiện tập đoàn này đang là đối tác của OpenAI sau khi đổ 1 tỷ USD cho startup này vào năm 2019.
Nguồn tin của Bloomberg cho hay CEO Nadella đang có ý định tích hợp công nghệ của OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing cũng như nhiều dịch vụ khác của Microsoft.
Động thái này của Microsoft có thể đe dọa đến vị thế bất bại của Google nhiều năm qua. Công cụ tìm kiếm của tập đoàn Alphabet (Google) là một dạng cho phép người dùng gõ các từ khóa để cho ra hàng loạt những đường link liên quan, sau đó để người dùng tự quyết định thông tin nào là hữu ích rồi tìm kiếm tiếp.
Trái lại, ChatGPT lại là trí thông minh nhân tạo trả lời trực tiếp cho người hỏi với những giải thích cặn kẽ. Người dùng có thể hỏi thêm nếu chưa hiểu để đi đến kết quả thỏa mãn nhất khi ChatGPT có khả năng trả lời dưới dạng văn bản như một thực thể.
Đây là một trải nghiệm rất khác so với việc tự tìm kiếm thông tin qua những đường link trên Google. Nhiều người dùng nhận định nói chuyện với ChatGPT cứ như hỏi một giáo viên về những vấn đề chuyên sâu vậy.
Theo tờ New York Times, phía Google đang cảnh giác cao độ kể từ khi CHatGPT cho thấy được sức hút của mình và có khả năng đe dọa đến vị thế công cụ tìm kiếm của hãng.
Thậm chí tờ The Times còn cho biết chính CEO Sundar Pichai đã chỉ đạo trực tiếp, yêu cầu các nguồn lực của Google tái định hướng để đối phó với ChatGPT.
Tuy nhiên, thời điểm để Microsoft có thể soán ngôi Google có lẽ vẫn còn rất xa khi công nghệ trí thông minh nhân tạo cũng có nhiều khuyết điểm chưa thể vượt qua.
Thách thức
Trái với Google hay thậm chí là Bing hiện nay cho ra những đường link tìm kiếm, ChatGPT trả lời nhưng không đưa ra được nó lấy nguồn thông tin từ đâu, cũng như xác minh câu trả lời là hoàn toàn chính xác. Chính nhà phát triển OpenAI cũng đã cảnh báo thông tin mà ChatGPT đưa ra có thể sai lệch và không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó.
Với phiên bản GPT 3.5 vẫn còn nhiều lỗi, có lẽ Microsoft phải chờ đến phiên bản 4.0 mới có thể sử dụng công nghệ này để tạo nên công cụ tìm kiếm uy tín cho mình, qua đó làm đối trọng với Google.
Bên cạnh đó, Google vẫn là trang web công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và có lẽ phải mất nhiều năm để một ứng dụng khác thay thế được điều này. Theo Bloomberg, từ nay cho đến khi đó thì “Google” vẫn sẽ là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Bing của Microsoft.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bing vẫn chỉ là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 trên thế giới sau Google. Dù thị phần của Bing đã tăng lên trong 10 năm trở lại đây nhưng vẫn chưa thể vượt quá 9% thị phần mảng công cụ tìm kiếm, trong khi Google chiếm đến 85%.
Ngoài ra, Microsoft không phải hãng công nghệ duy nhất phát triển trí thông minh nhân tạo cho công cụ tìm kiếm. Trên thực tế, ChatGPT không phải là một công nghệ mới đột phá và có rất nhiều nền tảng cũng đang phát triển, thậm chí đã ứng dụng trí thông minh nhân tạo.
Như đã nói ở trên, Bing chiếm 9% thị phần, Google là 85% và còn 6% nữa thuộc về những người chơi khác. Bởi vậy việc nhanh chóng đi đầu, cho ra mắt một công cụ tìm kiếm trí thông minh nhân tạo chính xác, nhanh chóng và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng.
Thậm chí, Microsoft cũng chẳng phải hãng duy nhất sử dụng công nghệ của OpenAI. Startup này đã bán quyền truy cập công nghệ của mình năm 2020 và chỉ sau 1 năm, hàng chục nghìn nhà phát triển đã sử dụng GPT 3.5 để lập trình hơn 300 ứng dụng, từ trò chơi điện tử cho đến các công cụ tìm kiếm.
Trên thị trường hiện đã tồn tại vô số những công cụ tìm kiếm sử dụng công nghệ GPT3.5 như Neeva, You.com hay Perplexity.ai. Những công cụ như Neeva thậm chí còn cải tiến thêm khi liệt kê nguồn thông tin trả lời cho người dùng.
Ngay cả bản mở rộng của trình duyệt web Chrome mang tên Web ChatGPT cũng đã sử dụng đến công nghệ này để bắt kịp xu thế.
Rất rõ ràng, nếu công nghệ trí thông minh nhân tạo bùng nổ trong ngành công cụ tìm kiếm thì những yếu tố như tính chính xác, giao diện thân thiện và tiện lợi, mức độ phổ biến...sẽ đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên Bloomberg lại cho rằng Microsoft hiện chỉ có ưu thế xây dựng các ứng dụng trong hệ sinh thái của mình như công cụ văn phòng Office 360 hay mảng điện toán đám mây Azure.
Bất kể thế nào, việc Microsoft tấn công Google, một công cụ tìm kiếm đã “xứng bá” quá nhiều năm là một tín hiệu tốt cho người tiêu dùng cũng như cuộc cách mạng đổi mới của ngành công nghệ.
*Nguồn: Bloomberg, Business Insider
Tin cùng SERIES BusinessWeek
- Facebook, Instagram, Google tràn ngập quảng cáo: Những vị sếp chỉ quan tâm tới doanh thu, lợi nhuận đang huỷ hoại ngành công nghệ như thế nào?
- BYD - đối thủ khiến 'superman' Elon Musk phải cúi đầu : Tự coi mình là ‘cường quốc’ sản xuất công nghệ xanh, tham vọng không chỉ dừng lại ở ô tô hay biên giới Trung Quốc
- Nike 'mất gốc', lao đao trước On, Hoka: Bỏ bê mỏ vàng giày chạy bộ, mãi dựa vào quá khứ để sống, sa thải 1.600 người khiến nội bộ nhân viên bất mãn sâu sắc
- Tesla đang gặp khó khăn chồng chất