Chưa hết quý đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu hơn 1,8 tỷ USD, giá trị lớn nhất vẫn thuộc về 2 mặt hàng quen thuộc

24/03/2025 17:01 PM | Kinh doanh

Tính đến ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt gần 163 tỷ USD, cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu 1,81 tỷ USD, theo Cục Hải quan.

Chưa hết quý đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu hơn 1,8 tỷ USD, giá trị lớn nhất vẫn thuộc về 2 mặt hàng quen thuộc- Ảnh 1.

Tính từ đầu năm, cả nước có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ USD với tổng 65 tỷ USD, chiếm 79% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Theo số liệu từ Cục Hải quan, bức tranh thương mại hàng hóa gần hết quý đầu tiên của năm 2025 vẫn đang trong trạng thái tăng trưởng khá tích cực.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu từ đầu năm đến ngày 15/3 đạt gần 163 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 82,3 tỷ USD, tăng 9,1%, nhập khẩu 80,49 tỷ USD, tăng 15,2%, cán cân thương mại xuất siêu 1,81 tỷ USD.

Tính từ đầu năm, cả nước có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch tỷ USD với tổng 65 tỷ USD, chiếm 79% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Trong đó, hai mặt hàng có giá trị lớn nhất và đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD lần lượt là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 16,5 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện với 11,5 tỷ USD, giảm 1,7%.

Bộ Công thương dự báo hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều cơ hội trong năm nay nhưng cũng có thể chậm lại trên nền tăng trưởng cao năm ngoái và bối cảnh thế giới nhiều biến động.

Điển hình trong gần 3 tháng qua, một số nhóm hàng nông sản tỷ USD như gạo, rau quả... đã giảm tốc đáng kể, với mức giảm lần lượt 12,4% và 12,9%. Nhóm công nghiệp chế biến chế tạo có máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 23,3% so với cùng kỳ. Ngoài ra, còn có xi măng, clinker, xơ sợi dệt giảm 4,9%....

Như vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu tăng 12% (tương ứng 454 tỷ USD) trong năm nay, trung bình mỗi tháng phải xuất khẩu 37,8 tỷ USD, tức tăng thêm hơn 4 tỷ USD so với hiện tại.

Bộ Công thương đánh giá đây là nhiệm vụ nặng nề, nhất là bối cảnh chính trị, kinh tế, thương mại toàn cầu biến động sẽ tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của một nước có nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam.

Các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB và OECD đều dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2025, khoảng 3,2-3,3%. Nguyên nhân đến từ những thách thức kinh tế toàn cầu đang đối mặt, bao gồm căng thẳng địa chính trị leo thang, những rủi ro tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng năng lượng và chuỗi cung ứng…

Xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ; chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng. những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh tài chính, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… ngày càng tác động mạnh, đa chiều, có thể đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và Việt Nam.

Phan Trang

Phan Trang

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

NÓNG: Hàng loạt toà nhà trung tâm Bangkok bất ngờ rung lắc, xuất hiện vết nứt, người dân sơ tán khẩn cấp vào sáng đầu tuần

Vào sáng ngày 31/3, nhiều tòa nhà tại Bangkok (Thái Lan) đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi xuất hiện báo cáo về hiện tượng rung lắc và nứt vỡ trong các công trình.

Vinhomes lãi 35.000 tỷ đồng, Ban điều hành được trả thù lao bao nhiêu?

Thu nhập do Vinhomes chi trả cho Ban điều hành năm 2024 giảm 40% so với 2023.

Bức tranh tương phản của các trung tâm thương mại: Nhiều nơi bỏ trống đến 80%, riêng bộ ba Aeon Mall, Lotte, Vincom vẫn “chật kín”

Các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall, Lotte hay Vincom Retail vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy ấn tượng, lên đến 90-98%.

Elon Musk đang đối đầu với 'gã khổng lồ công nghệ' 3.280 tỷ USD trong một lĩnh vực quan trọng

Đây là cuộc chiến giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một trong những công ty có giá trị nhất toàn cầu.