Công nghệ, quy trình tuyển dụng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

20/04/2022 15:30 PM | Kinh doanh

Tại hội thảo “Ứng dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng” được tổ chức bởi Base.vn, diễn giả Bùi Đoàn Chung khẳng định rằng trong bối cảnh lực lượng lao động đang ngày càng trẻ hóa và thị trường tuyển dụng cạnh tranh như hiện nay, ứng dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” hiệu quả hơn trước những ứng viên tiềm năng.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, diễn giả Bùi Đoàn Chung sở hữu tài khoản LinkedIn cá nhân với hơn 33 nghìn người theo dõi, đồng thời là nhà sáng lập của "Cộng đồng nghề nhân sự Việt Nam" thu hút hơn 20 nghìn thành viên trên Facebook.

Rào cản thu hút ứng viên trong kỷ nguyên 4.0

Trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng cũng quan trọng như trải nghiệm khách hàng trong kinh doanh. Ứng viên có trải nghiệm tích cực thường có khả năng nhận việc cao hơn, dễ ứng tuyển lại trong tương lai, đồng thời có xu hướng giới thiệu người khác đến "đầu quân" cho doanh nghiệp, và ngược lại.

Theo báo cáo khảo sát của Navigos, trong 3 - 6 tháng tới, gần 43% số người được hỏi có dự định chuyển sang công việc mới, hơn 15% số người khác vẫn đang tìm kiếm cơ hội trong năm 2022. Như vậy, đối với bộ phận Tuyển dụng, dường như khả năng tìm được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp mình là rất cao.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát được thực hiện trong khuôn khổ hội thảo, phần lớn doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Gần 90% người tham dự cho biết nguồn tuyển ứng viên còn hạn chế, 47% chia sẻ rằng họ thiếu các công cụ hỗ trợ (sàng lọc, báo cáo…), quản lý dữ liệu ứng viên chưa hiệu quả là khó khăn đối với 40% số doanh nghiệp. Đáng lưu ý, hơn 63% số doanh nghiệp vẫn thực hiện quy trình tuyển dụng theo phương pháp cũ.

Quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp kéo theo những thay đổi bắt buộc trong quy trình tuyển dụng. "Lực lượng lao động ngày càng trẻ hóa và bị thu hút bởi những xu hướng công nghệ mới. Gen Z gia nhập thị trường lao động ở thời điểm công nghệ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tổ chức. Cách thức tuyển dụng truyền thống sẽ là rào cản khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế và khó thu hút ứng viên tiềm năng", ông Bùi Đoàn Chung nhận định.

Theo đó, ông Chung chỉ ra hai bài toán mà bộ phận Tuyển dụng phải đối mặt: tìm kiếm cách thức mới để xây dựng thương hiệu; và thiết lập quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp để tối ưu trải nghiệm ứng viên.

Tận dụng đa kênh để xây dựng thương hiệu

Facebook, Twitter, LinkedIn và Tik Tok mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tiến hành quy trình tuyển dụng trên nhiều kênh khác nhau với sự sáng tạo không giới hạn. Ngoài ra, phương pháp đăng bài trên website và chạy quảng cáo vẫn được doanh nghiệp lựa chọn.

Quy trình tuyển dụng đa kênh đòi hỏi doanh nghiệp cần công cụ hỗ trợ để đo lường hiệu quả của từng nguồn. Doanh nghiệp cần tạo được một "phễu" - nơi dữ liệu ứng viên được "đổ" về từ nhiều nguồn khác nhau, và xây dựng trung tâm dữ liệu - nơi lưu trữ và quản lý thông tin ứng viên, nhằm đáp ứng mục đích tuyển dụng và phục vụ nhu cầu tương tác, thấu hiểu nhân sự trong tương lai.

"Sẽ rất lãng phí nếu dữ liệu ứng viên chỉ được sử dụng một lần. Bộ phận Tuyển dụng cũng không thể tạo ra đột phá nếu không thể quản lý dữ liệu ứng viên và không có cái nhìn tổng quan về hiệu quả của quy trình tuyển dụng", ông Chung khẳng định.

Công nghệ, quy trình tuyển dụng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Doanh nghiệp cần một "phễu" để tổng hợp và quản lý dữ liệu ứng viên

Cùng với xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần đổi mới để tối ưu trải nghiệm ứng viên. Theo báo cáo của Vietnamworks về "Độ bất mãn của ứng viên khi tham gia ứng tuyển", 75% ứng viên không nhận được phản hồi sau khi gửi hồ sơ, 60% không nhận được phản hồi sau buổi phỏng vấn, 42% khẳng định không bao giờ ứng tuyển lần 2, và 22% khuyên bạn bè không nên ứng tuyển, trong đó 9% kêu gọi tẩy chay sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Đặc biệt, với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa có thương hiệu tuyển dụng lớn, trải nghiệm ứng viên chính là yếu tố sống còn quyết định sự phát triển của đội ngũ nhân sự.

Ứng dụng công nghệ để tăng tốc quy trình tuyển dụng

Cũng theo kết quả khảo sát trong khuôn khổ chương trình, nhiều doanh nghiệp cho biết đang áp dụng Base E-Hiring vào quy trình tuyển dụng. Dựa trên trải nghiệm thực tế, ông Bùi Đoàn Chung chia sẻ những lợi ích khi áp dụng phần mềm này nhằm đưa tuyển dụng trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Base E-Hiring giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tuyển dụng, từ phản hồi email ứng tuyển đến đánh giá chất lượng CV mà không bỏ lỡ bất cứ hồ sơ nào. Doanh nghiệp dễ dàng đo lường và tối ưu hiệu quả tuyển dụng thông qua dữ liệu và báo cáo trực quan. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép theo dõi hiệu quả của từng kênh và năng suất của từng nhân sự trong bộ phận Tuyển dụng.

Công nghệ, quy trình tuyển dụng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Base E-Hiring giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tuyển dụng

Là phần mềm được liên kết với các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Base E-hiring giúp doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng hàng loạt, dữ liệu ứng viên thu được sẽ tự động "đổ" về một "phễu". Tính năng sàng lọc CV giúp lọc hồ sơ theo các tiêu chí đã được thiết lập trước đó. Toàn bộ thông tin ứng viên và những đánh giá qua từng vòng phỏng vấn được lưu trữ một cách tập trung và minh bạch trên hệ thống.

"Một quy trình tuyển dụng rõ ràng và chỉn chu từ bước đầu đến phút cuối sẽ giúp doanh nghiệp ‘ghi điểm’ và hấp dẫn ứng viên. Trải nghiệm ứng viên không bắt đầu từ ngày đầu tiên đi làm, mà ngay từ khi gửi CV ứng tuyển. Doanh nghiệp phải làm sao để mỗi ứng viên, dù có hay không trở thành nhân viên chính thức, cũng có những trải nghiệm tuyệt vời", ông Chung kết luận.

Tìm hiểu thêm về Giải pháp quản trị tuyển dụng cho doanh nghiệp Base E-Hiring tại https://bit.ly/base-ehiring-1604-cafebiz

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM