Công nghệ thử màu son, quần áo mà không cần đến cửa hàng: Nỗ lực hút 1/5 dân số Việt mua hàng thời trang - làm đẹp của ngành TMĐT

28/09/2022 11:08 AM | Kinh doanh

Ngành thời trang - làm đẹp đang trở thành "miếng bánh ngọt" béo bở mà cả các thương hiệu và sàn TMĐT đều muốn khai thác.

Quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt gần 40 tỷ USD vào năm 2025. Tỷ lệ thâm nhập của người dùng Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng đang tăng lên và dự kiến sẽ đạt 70,9 triệu người dùng vào năm 2025. Trong khi đó, nền tảng TMĐT Lazada dự báo Việt Nam đang trên đường vượt qua Thái Lan, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, trong vài năm tới.

Cũng theo thống kê của đơn vị này, danh mục sản phẩm phổ biến nhất đối với người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam trong 12 tháng qua là thời trang (69%), tiếp theo là chăm sóc sắc đẹp và cá nhân, với 59% người tiêu dùng. 

Công nghệ thử màu son, quần áo trên mà không cần đến cửa hàng: Nỗ lực hút 1/5 dân số Việt mua hàng thời trang - làm đẹp của ngành TMĐT - Ảnh 1.

Số lượng người tiêu dùng Việt nam mua các sản phẩm thời trang và làm đẹp trên TMĐT đã tăng lên so với hai năm qua, khi người tiêu dùng quay trở lại văn phòng và tiếp tục cuộc sống xã hội bình thường hậu đại dịch. Danh mục phổ biến đứng thứ 3 cũng ghi nhận sự tăng trưởng bùng nổ trong hai năm qua là hàng tạp hóa (46%). Tổng số người tiêu dùng Việt Nam mua sắm mặt hàng thời trang trên TMĐT được dự đoán sẽ đạt 35,8 triệu người vào năm 2022 và 43,3 triệu người vào năm 2025, với doanh thu dự kiến là 3,7 tỷ USD. Cũng theo khảo sát hành vi người dùng, giá cả (62%) và ưu đãi giảm giá (61%) là những yếu tố chính thúc đẩy người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang trực tuyến. Những yếu tố khác bao gồm review sản phẩm (54%), uy tín thương hiệu (47%), phí vận chuyển và tốc độ giao hàng (46%). Giá cả cũng là thông tin quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi họ tìm kiếm sản phẩm thời trang trực tuyến, tiếp theo là giao hàng miễn phí và khuyến mãi. Còn với các mặt hàng làm đẹp trên TMĐT, số lượng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm được dự đoán sẽ đạt 24,4 triệu người vào năm 2022 và 30,2 triệu người vào năm 2025, với doanh thu dự kiến 2,11 tỷ USD. Vì thế mà ngành thời trang - làm đẹp cũng trở thành "miếng bánh ngọt" béo bở mà cả các thương hiệu và sàn TMĐT đều muốn khai thác.

Bên cạnh việc thu hút các thương hiệu lớn lên sàn TMĐT và hợp tác tạo các chiến dịch mua sắm, khuyến mãi thì gần đây, một vài sàn TMĐT đã bắt đầu tập trung phát triển công nghệ để tăng trải nghiệm người dùng ở ngành hàng thời trang - làm đẹp. Công nghệ AR (thực tế tăng cường - Augmented Reality) được chứng minh là mang lại lợi thế trong việc thu hút khách hàng mới cho ngành bán lẻ và TMĐT. AR đã cho thấy tiềm năng to lớn để chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm mua hàng và mua sắm ảo của khách hàng.

Theo Statista, đến năm 2022, phân khúc bán lẻ sẽ chiếm 5% thị trường phần mềm AR và MR (thực tế hỗn hợp), chỉ riêng AR sẽ mang lại doanh thu bán lẻ đạt 80 tỷ USD vào năm 2022.

Công nghệ thử màu son, quần áo trên mà không cần đến cửa hàng: Nỗ lực hút 1/5 dân số Việt mua hàng thời trang - làm đẹp của ngành TMĐT - Ảnh 2.

Nếu là một người dùng thường xuyên mua sắm mĩ phẩm hay thời trang có thương hiệu trên Lazada, sẽ không khó để nhận ra công nghệ này cũng đang được áp dụng cho người dùng Việt Nam. Dễ thấy nhất là tính năng Dùng thử Sản phẩm (Virtual Try On, VTO) có nhiều chức năng giúp người dùng thoải mái lựa chọn và dùng thử các sản phẩm như son môi, phấn mắt, kẻ mắt, kem nền và phấn má mọi lúc mọi nơi. Tính năng VTO đã đạt được thành công đáng kể với các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.

Trên thực tế, Lazada đã ra mắt giải pháp cho phép người tiêu dùng yêu thích làm đẹp có thể thử các màu son môi ảo với Magic Mirror, một máy quay video selfie thực tế tăng cường từ năm 2019. James Chang, Giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Lazada cho biết: “Với chiến lược Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) của Lazada, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với nhiều đối tác thương hiệu và giới thiệu các ứng dụng công nghệ mới để nâng cao trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh Thương mại điện tử trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người dân tại Đông Nam Á”.

Tính tới thời điểm hiện tại, Estée Lauder Companies (ELC) Group, L'Oreal, Shu Uemura… là những thương hiệu tiên phong hợp tác ứng dụng công nghệ Trải nghiệm sản phẩm trực tuyến - Virtual Try On (VTO) trên nền tảng này.

Hoàng Thùy

Cùng chuyên mục
XEM