Công ty mẹ Circle K muốn mua doanh nghiệp đứng sau chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven

20/08/2024 09:51 AM | Quốc tế

Đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất của một doanh nghiệp nước ngoài với công ty Nhật Bản.

Theo Nikkei Asia, Seven & I (công ty đứng sau chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven) vừa nhận được đề xuất mua lại từ gã khổng lồ cửa hàng tiện lợi Alimentation Couche-Tard (Canada). Seven & I hiện đã lập một hội đồng để đánh giá đề nghị này và đang cân nhắc có nên chấp nhận đề xuất mua lại hay không. Các chi tiết như lượng cổ phần và cách thức mua lại không được tiết lộ.

Hiện vốn hóa của Seven & I rơi vào khoảng 4.600 tỷ yen (31,1 tỷ USD). Điều này đồng nghĩa nếu muốn mua lại 100%, công ty Canada nói trên sẽ phải bỏ ra ít nhất 5.000 tỷ yen. Nikkei Asia cho rằng đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất của một doanh nghiệp nước ngoài với công ty Nhật Bản.

Theo hướng dẫn năm ngoái của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, các đề xuất mua lại cần được Hội đồng quản trị xem xét. Tương tự với trường hợp của Seven & I, nếu HĐQT từ chối đề xuất, Alimentation Couche-Tard sẽ phải tìm cách khác.

Công ty mẹ Circle K muốn mua doanh nghiệp đứng sau chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven- Ảnh 1.

Công ty mẹ Circle K muốn mua doanh nghiệp đứng sau chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven

Alimentation Couche-Tard hiện có khoảng 17.000 cửa hàng tại 30 quốc gia, nắm trong tay thương hiệu Couche-Tard và Circle K. Công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Toronto với vốn hóa 80 tỷ đôla Canada (58,5 tỷ USD).

Được biết trước đó, vào năm 2020, Alimentation Couche-Tard từng tiếp cận Seven & I và đặt vấn đề mua lại. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 4/2024, Alimentation Couche-Tard đạt doanh thu 69,2 tỷ USD. Doanh thu của Seven & I trong tài khóa kết thúc vào tháng 2/2024 là 11.000 tỷ yen (75 tỷ USD).

Nếu sáp nhập thành công, Alimentation Couche-Tard sẽ là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, với mảng kinh doanh cốt lõi là cửa hàng tiện lợi. Thương hiệu này đang đặt mục tiêu mở rộng việc kinh doanh và mạng lưới cửa hàng ra khắp thế giới.

Trong khi đó, Seven & I có 85.000 cửa hàng tiện lợi tại 20 quốc gia. Họ muốn mở rộng con số này lên 100.000 tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2030. Năm 2021, Seven & I mua Speedway - công ty điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi tại các trạm xăng ở Mỹ.

Nhận định về thương vụ này, giới chuyên gia cho biết có một sự khác biệt khá lớn giữa hai công ty, cả về quan điểm kinh doanh, cách phát triển sản phẩm lẫn đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, so với Alimentation Couche-Tard, Seven & I cũng tập trung nhiều hơn vào các bữa ăn tiện lợi mang đi kiểu Nhật.

"Tất cả phụ thuộc vào giá cả và tôi đoán việc đồng yên yếu đã khiến thương vụ trở nên hấp dẫn hơn. Với bất kỳ mức giá nào trên 7 nghìn tỷ yên, ban quản trị Seven & I sẽ khó từ chối", ông Amir Anvarzadeh, chiến lược gia tại công ty tư vấn đầu tư Asymmetric Advisors (Singapore), nhận xét. "Ban quản trị Seven & i có thể sẽ phản đối điều này nếu giá đề xuất thấp".

"Tôi không nghĩ Seven & i muốn bán và nếu không có lời đề nghị bằng tiền mặt hấp dẫn, tôi nghĩ khả năng xảy ra điều gì đó là khá mong manh", một chuyên gia khác tên Kato nhận định. 

Theo: Nikkei Asia

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Lần đầu tiên trong 64 năm, Trung Quốc chứng kiến giảm phát dài chưa từng thấy, người dân mất 18 nghìn tỷ USD tài sản vì khủng hoảng BĐS

Khủng hoảng bất động sản đã xóa sổ 18 nghìn tỷ USD tài sản của các hộ gia đình tại Trung Quốc, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng và tạo nên cuộc giảm phát dài chưa từng thấy.

Công ty nắm giữ 1,84 triệu m2 diện tích sàn bán lẻ báo lãi gần 4.100 tỷ đồng năm 2024

Công ty Cổ phần Vincom Retail vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 4/2024 với doanh thu 8.939 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.096 tỷ đồng.

Thưởng tết kỷ lục 15 tháng lương nhưng vẫn bị lao động từ chối, tập đoàn công nghệ nổi tiếng bị chỉ trích

Tập đoàn công nghệ này trả thưởng đến 1.500% lương cơ bản nhưng vẫn bị người lao động từ chối.

'Chúng tôi bó tay rồi': Tiếng thở dài của nạn nhân 'bom nợ' Evergrande, có người đã cọc 8 tỷ đồng nhưng khả năng mất trắng

Sự sụp đổ của Evergrade đến nay là lớn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc.