Cư dân hiện đại tái hiện những thú chơi tao nhã ngày xuân

25/03/2021 13:30 PM | Kinh doanh

Xuân sang trong hơi thở nồng nàn của vạn vật, những vạt nắng ấm áp và sự hân hoan của lòng người. Sâu thẳm trong tâm trí những người con Hà Thành là những thú chơi xuân - nét tinh hoa được bồi đắp qua nhiều thế hệ.

Nét xuân xưa của người Hà Nội

Nhắc tới không khí đón xuân cổ truyền trên mảnh đất Thăng Long, không thể không kể tới những thú chơi xuân cầu kỳ, tinh tế. Như thú chơi cây, chơi hoa đầu năm mới.

Từ xưa đến nay, Hà Nội nổi tiếng là đất hoa, với những cánh đồng trồng hoa trải khắp Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân… Người sành chơi hoa không chỉ am hiểu kỹ thuật trồng, cắt tỉa lá cành, bón phân mà còn nắm vững tín ngưỡng. Theo quy ước dân gian, đào màu đỏ nuôi dưỡng ấm khí dương xuân, lan là "vương giả hương" thanh nhã, hoa hải đường biểu tượng cho sự phúc hậu, hoa cúc tượng trưng cho sự khiêm tốn, hoa mẫu đơn là biểu trưng cho sự phú quý...

Nhà quyền quý đất Hà Thành xưa cũng thường gọt củ thủy tiên, sao cho đúng đêm giao thừa thì hoa nở. Hương hoa tinh khiết cao sang, báo hiệu một năm mới nhiều phúc lộc. Họ cũng chuộng mai trắng, một trong hàng "thập đại danh hoa" của Việt Nam, biểu tượng cho cốt cách người quân tử. Theo năm tháng, thú chơi hoa, chơi cây cảnh ở Thăng Long được nâng lên thành nghệ thuật.

Cư dân hiện đại tái hiện những thú chơi tao nhã ngày xuân - Ảnh 1.

Thú chơi hoa, chơi cây cảnh ngày xuân trong mỗi gia đình được nâng lên thành nghệ thuật

Từ mồng một Tết, người Hà Nội, từ già đến trẻ hân hoan khoác lên mình áo dài và những trang phục rực rỡ, góp vào sắc xuân rạo rực khắp 36 phố phường. Một trò chơi được nhiều người ưa thích dịp đầu năm là cờ tướng, với các hình thức như cờ bàn, cờ thẻ và cờ người. Xứ Thăng Long cũng có đền thờ Ðế Thích - một vị vua trong quan niệm Phật giáo, cũng là bậc Thánh cờ. Lễ hội cờ hấp dẫn được tổ chức thường niên tại Chùa Vua (phố Huế, Hai Bà Trưng) luôn thu hút đông đảo kỳ thủ, người dân tới tỉ thí.

Bên cạnh đó, dịp đầu năm, người Kẻ Chợ cũng tham gia nghi thức rước trong Lễ hội Tứ trấn Thăng Long, tại đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đình Kim Liên, đền Quán Thánh để thể hiện lòng thành kính với những vị anh hùng của dân tộc.

Trải qua hàng ngàn năm, hoạt động chơi xuân được tiếp nối qua nhiều thế hệ, trở thành những giá trị văn hóa sống mãi với thời gian. Những hoạt động đó không chỉ là ý tưởng sáng tạo của cá nhân, mà được đúc kết từ nhiều đời, thể hiện mặt vật chất của tinh hoa văn hóa. Tạo lập nên những tinh hoa vật chất ấy là giới tinh hoa - tầng lớp tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng nhất của xã hội.

Cộng đồng tinh hoa đó được mô tả là những nghệ nhân, nhà nghệ thuật… - những người sáng ngời từ nhân cách, tri thức đến tài năng. Họ sành sỏi trong lĩnh vực nhất định, góp phần quan trọng tạo nên các giá trị mang tính chuẩn mực cho đời sống tinh thần của xã hội.

Cách cư dân hiện đại kế thừa tinh hoa truyền thống

Đối với những gia đình trẻ hiện đại, Tết đến xuân về là dịp để họ chăm chút cho đời sống tinh thần, giáo dục con cái nhớ về nguồn cội, biết sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với người thân, có trách nhiệm với cộng đồng.

Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, dù ảnh hưởng của dịch bệnh làm hạn chế nhiều hoạt động như du xuân, chúc Tết, đi lễ chùa…, nhưng nhiều gia đình trẻ Hà Nội vẫn ưu tiên cho những thú chơi cây, chơi hoa đầy tao nhã. Trên các diễn đàn thu hút hàng triệu người như Yêu bếp, cộng đồng mạng đã chia sẻ rất nhiều bài viết truyền cảm hứng về giá trị truyền thống dịp Tết, thể hiện sự cảm thông với những người phải đón Tết nơi phương xa.

Với anh Trần Vượng, quê Nhật Tân, hiện sống tại Cầu Giấy, Hà Nội, đầu xuân là dịp để anh trưng bày trong gia đình nhiều loại cây, hoa như đào huyền, tuyết mai, lay ơn, quất, lê trắng…, gửi gắm kỳ vọng về một năm mới may mắn, hạnh phúc, công việc hanh thông.

Còn với chị Tuyết Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, gia đình chị có thêm nhiều thời gian bên nhau, cùng bày biện, trang hoàng một cái Tết đủ đầy hay chơi những trò chơi dân gian đáng nhớ.

Mong muốn kế thừa giá trị truyền thống không chỉ là mục tiêu của mỗi cư dân hiện đại, mà còn là điều được các doanh nghiệp bất động sản đặt lên hàng đầu.

Không chỉ kiến tạo những không gian sống sang trọng, tiện nghi cho cư dân, các doanh nghiệp này còn tổ chức những sự kiện văn hóa lớn nhỏ mỗi dịp lễ tết, mang tới hình ảnh ấn tượng về một Hà Nội đậm đà bản sắc. Cách "người đi xây biểu tượng" Bitexco thực hiện với dự án The Manor Central Park là một ví dụ.

Cư dân hiện đại tái hiện những thú chơi tao nhã ngày xuân - Ảnh 2.

Cư dân tương lai tại The Manor Central Park được kỳ vọng sẽ là một cộng đồng không chỉ thành đạt, tinh anh mà còn có chiều sâu văn hóa

Những cư dân tương lai của The Manor Central Park được kỳ vọng thuộc top dẫn đầu, những người tạo ra các xu hướng, biết cách tận hưởng cuộc sống hiện đại. Họ được kỳ vọng sẽ là người có tầm ảnh hưởng, không chỉ thành đạt, tinh anh mà còn có chiều sâu văn hóa. Họ không chỉ sành sỏi cả trong cách chọn đồ ăn thức uống hay chơi hoa, thưởng hoa, mà còn rất quan tâm đến các hoạt động truyền thống như xem ca trù, chèo, tuồng hay hoạt động tâm linh như như đi lễ đền, chùa…

Với ba giá trị cốt lõi là di sản, lễ hội và sôi động, Bitexco không chỉ kiến tạo The Manor Central Park thành một khu đô thị hạng sang, mà còn đánh thức và bồi đắp thêm nơi mỗi cư dân những giá trị tinh thần quý giá, điều làm nên bản sắc riêng của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM