Dân mạng Ấn Độ muốn học Việt Nam thưởng người báo cáo vi phạm giao thông, nguyện bỏ nghề "hot" vì 1 lý do

15/01/2025 15:50 PM | Sống

Nghị định 176 vừa được Chính phủ ban hành có quy định mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông tối đa 5 triệu VNĐ/vụ.

Trang Firstpost (Ấn Độ) đưa tin, nghị định mới của Việt Nam đã khơi dậy cuộc tranh luận trong cộng đồng mạng Ấn Độ về việc liệu Ấn Độ có nên áp dụng quy chế tương tự để mọi người có thể "dễ dàng kiếm tiền" bằng cách báo cáo các hành vi vi phạm giao thông với nhà chức trách hay không.

Dân mạng Ấn Độ muốn học Việt Nam thưởng người báo cáo vi phạm giao thông, nguyện bỏ nghề "hot" vì 1 lý do- Ảnh 1.

Một người đàn ông đi xe máy trước các phương tiện đang chờ đèn đỏ tại một ngã tư ở Hà Nội vào ngày 8/1/2025. Ảnh: AFP

Nội dung của Nghị định 176

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông với mức chi không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Điều 7 nêu chi tiết chính sách khen thưởng cho cá nhân và tổ chức cung cấp thông tin đã xác minh về các hành vi vi phạm an toàn giao thông.

Nghị định này còn quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí từ tiền phạt vi phạm giao thông và tiền đấu giá biển số xe, nhằm đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.

Trong khi đó, Nghị định 176 cũng đã công bố các mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người cho mỗi ca làm việc kéo dài ít nhất bốn giờ.

Tuy nhiên, theo Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), hiện chưa có cơ chế trả tiền cho người cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông. Nhưng đại diện Cục Cảnh sát Giao thông cũng cho biết, cơ quan liên quan sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi để có cơ chế chi trả tiền cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung.

"Thông tin về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác", đại diện Cục Cảnh sát Giao thông nói.

Ấn Độ “chắc chắn nên áp dụng”

Trang Firstpost đưa tin, các quy định mới ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của người dân Ấn Độ - những người đã lên mạng xã hội để bày tỏ sự ủng hộ việc áp dụng đối với một quy chế tương tự ở quốc gia này.

"Chúng ta chắc chắn nên áp dụng điều này đối với các hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng như đi ngược chiều trên đường cao tốc/trên phố và vượt đèn đỏ", nhà kinh tế học nổi tiếng Arvind Virmani, thành viên của cơ quan nghiên cứu chính sách công hàng đầu Ấn Độ Niti Aayog, cho biết trong bài đăng trên mạng xã hội X.

Theo trang Firstpost, các quy định ở Việt Nam cũng làm dấy lên những bình luận hài hước về khả năng kiếm tiền nếu một quy chế tương tự được triển khai tại Ấn Độ.

Một số cư dân mạng nói đùa rằng việc báo cáo các hành vi vi phạm giao thông có thể đem lại thu nhập cao hơn so với các công việc trong ngành công nghệ thông tin ở Ấn Độ, vốn đem lại doanh thu 254 tỉ USD trong năm 2024, xét đến tần suất cao của các trường hợp vi phạm giao thông tại nước này.

Dân mạng Ấn Độ muốn học Việt Nam thưởng người báo cáo vi phạm giao thông, nguyện bỏ nghề "hot" vì 1 lý do- Ảnh 2.

Tình trạng tắc nghẽn tại một nút giao thông ở thành phố Bengaluru, Ấn Độ. Ảnh: Cartoq

Nơi nào cũng thưởng tiền cho người tố giác vi phạm giao thông?

Tờ China Daily từng đưa tin vào đầu năm 2019 rằng, cảnh sát giao thông thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã khuyến khích người dân tố giác hành vi vi phạm giao thông thông qua tài khoản WeChat của cảnh sát thành phố. Những người tố giác sẽ được thưởng khoảng 20 – 500 nhân dân tệ (RMB, tương đương 70.000 - 1,7 triệu VNĐ) với tổng số tiền tối đa là 4.000 RMB/tháng (gần 14 triệu VNĐ).

Còn ở thành phố Trung Sơn của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, từ năm 2020 cũng đã áp dụng việc thưởng tiền cho những người tố giác vi phạm giao thông. Theo tờ Trung Sơn Nhật báo, phần thưởng được chia thành năm mức: 1.000 RMB (3,4 triệu VNĐ), 500 RMB (1,7 triệu VNĐ), 200 RMB (700.000 VNĐ), 100 RMB (350.000 VNĐ) và 50 nhân dân tệ (175.000 VNĐ). Ai báo tin về các trường hợp bỏ chạy sau khi gây tai nạn có thể được thưởng tối đa 5.000 RMB (hơn 17 triệu VNĐ).

Tuy nhiên, cảnh sát Trung Quốc cũng lưu ý là người báo cáo phải cung cấp đủ bằng chứng hữu ích cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra. Những người ngụy tạo bằng chứng và gài bẫy người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, thông tin sẽ được đưa vào hồ sơ cá nhân của họ.

Trong khi đó, một số bang và thành phố tại Mỹ cũng thưởng tiền cho người báo cáo các vi phạm giao thông nghiêm trọng, như lái xe khi say rượu hoặc các hành vi lái xe nguy hiểm khác. Tuy nhiên, cách thức thực thi và mức thưởng có thể khác nhau tùy theo từng bang và từng địa phương.

Theo Hữu Hiển

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt mốc doanh thu chưa từng có trong lịch sử: Hơn 192.000 tỷ đồng

Trong khi đó, lợi nhuận Vingroup năm nay là 5.251 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm 2022 và 2023.

Lần đầu tiên trong 64 năm, Trung Quốc chứng kiến giảm phát dài chưa từng thấy, người dân mất 18 nghìn tỷ USD tài sản vì khủng hoảng BĐS

Khủng hoảng bất động sản đã xóa sổ 18 nghìn tỷ USD tài sản của các hộ gia đình tại Trung Quốc, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng và tạo nên cuộc giảm phát dài chưa từng thấy.

Lần đầu tiên trong 20 năm, Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu, đặt cược vào xe điện vì không cạnh tranh nổi với Mỹ

Trung Quốc không muốn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu từ Mỹ và việc quốc gia này từ bỏ xe xăng đang khiến toàn thị trường dầu mỏ lao đao.

Chưa từng có: Trung Quốc dự định xây đập 137 tỷ USD lớn nhất thế giới, cung cấp thủy điện cho 300 triệu hộ gia đình

Dự án siêu to khổng lồ của Trung Quốc sẽ cung ứng lượng thủy điện nhiều gấp 3 lần Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới hiện nay.