Đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam về ngoại hối chứng khoán của Mr Pips: Công an làm rõ 7 DN 'công cụ', vốn điều lệ chỉ 50-60 triệu, thay người đại diện chóng vánh

23/12/2024 21:15 PM | Kinh doanh

Công an TP Hà Nội cho biết TikToker Mr. Pips Phó Đức Nam là đối tượng cầm đầu trong đường dây lừa đảo 'lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay trong lĩnh vực ngoại hối chứng khoán' với 2.661 bị hại trên toàn quốc, thu giữ tài sản ước tính 5.200 tỷ đồng.

Đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam về ngoại hối chứng khoán của Mr Pips: Công an làm rõ 7 DN 'công cụ', vốn điều lệ chỉ 50-60 triệu, thay người đại diện chóng vánh- Ảnh 1.

Theo tài liệu điều tra liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trái phép do Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips, SN 1994, trú tại Tp.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) cầm đầu, cơ quan chức năng cho biết đối tượng đã quản lý, điều hành 21 trang web, sử dụng 7 tài khoản ngân hàng của 7 doanh nghiệp vào mục đích phạm tội.

Cụ thể, tài khoản 317228 mang tên Công ty TNHH Rowna và tài khoản 231366 mang tên Công ty TNHH Audrey mở tại Ngân hàng ACB.

Ngoài ra, còn có tài khoản 1029417421 mang tên Công ty TNHH Ambrose, tài khoản 1031476369 mang tên Công ty TNHH Sodial VN đều mở tại Ngân hàng Vietcombank, tài khoản 1031327764 mang tên Công ty TNHH Tư vấn DVA, tài khoản 1030943887 mang tên Công ty TNHH UNI VN, tài khoản 1031477119 mang tên Công ty TNHH Sysnet VN.

Theo Cổng thông tin quốc gia đăng ký doanh nghiệp, 7 doanh nghiệp trên được thành lập vào năm 2021 và 2022, có trụ sở tại Tp.HCM, vốn điều lệ chỉ khoảng 50-60 triệu đồng. Chủ sở hữu kiêm người đại diện pháp luật ban đầu là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng sau đó vài tháng đều được chuyển sang cho các cá nhân quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Philippines.

Trong đó, thông tin cụ thể về 7 doanh nghiệp gồm:

+ Công ty TNHH Ambrose: thành lập tháng 4/2022, ban đầu do ông Đào Đình Toàn (SN 1996) làm người đại diện pháp luật. Đến tháng 6/2022, vị trí Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật do ông Yavuz Merve (SN 1991), quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm.

+ Công ty TNHH Rowna: thành lập ngày 1/4/2022, vốn điều lệ là 50 triệu đồng, ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Ban đầu, người đại diện pháp luật kiêm giám đốc là ông Nguyễn Việt Cường (sinh năm 1992). Song, chỉ 2 tháng sau thành lập, chức vụ trên được chuyển sang cho ông Yildiz Alper (sinh năm 1993), quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành nghề kinh doanh chính được đổi thành hoạt động tư vấn quản lý.

Đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam về ngoại hối chứng khoán của Mr Pips: Công an làm rõ 7 DN 'công cụ', vốn điều lệ chỉ 50-60 triệu, thay người đại diện chóng vánh- Ảnh 2.

+ Công ty TNHH Audrey: thành lập vào ngày 4/4/2022, vốn điều lệ là 50 triệu đồng với ngành nghề kinh doanh chính là tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.

Người đại diện pháp luật kiêm giám đốc ban đầu là ông Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1989). Hơn 1 tháng sau thành lập, chức vụ giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty này được chuyển sang cho ông Marion Lewis De Chavez (sinh năm 1993), quốc tịch Philippines. Ngành nghề kinh doanh chính được đổi thành nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.

+ Công ty TNHH Tư vấn DVA: thành lập tháng 8/2022 do ông Phạm Hồng Khoa (sinh năm 1993) làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, vốn điều lệ 60 triệu đồng. Nhưng chỉ sau một tháng, vị trí trên chuyển giao cho bà Facundo Masagca Mary Grace (SN 1974) quốc tịch Philippines.

+ Công ty TNHH UNI VN thành lập tháng 8/2021, ban đầu do ông Nguyễn Dũng (sinh năm 1996) làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Tháng 8/2022, doanh nghiệp này đổi chủ, do bà Tan Tiu Virginia (sinh năm 1968) quốc tịch Philippines đảm nhận.

+ Công ty TNHH Sysnet VN thành lập tháng 12/2021 do ông Phạm Tiến Dũng (sinh năm 1990) làm chủ doanh nghiệp kiêm chức vụ giám đốc, vốn điều lệ 50 triệu đồng. Nhưng đến tháng 9/2022, chức vụ chủ doanh nghiệp được chuyển sang cho bà Sengun Gul Bikem (sinh năm 1991) quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Công ty TNHH Sodial VN thành lập tháng 11/2021, do ông Nguyễn Đức Tuyến (sinh năm 1996) làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, vốn điều lệ 50 triệu đồng. Đến tháng 9/2022, chủ doanh nghiệp và vị trí giám đốc đều chuyển giao cho bà Yavuz Merve (sinh năm 1991), quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam về ngoại hối chứng khoán của Mr Pips: Công an làm rõ 7 DN 'công cụ', vốn điều lệ chỉ 50-60 triệu, thay người đại diện chóng vánh- Ảnh 3.

Ảnh: Đối tượng Phó Đức Nam (30 tuổi, Mr. Pips) tại cơ quan điều tra.

Về sự vụ, vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua sàn giao dịch ngoại hối, chứng khoán trái phép do Phó Đức Nam bị triệt phá vào tháng 10/2024 khiến dư luận bất ngờ với số tài sản thu giữ lớn.

Cụ thể, Công an Tp.Hà Nội xác định có 2.661 bị hại trên toàn quốc, thu giữ tài sản ước tính 5.200 tỷ đồng. Trong đó, có 316 tỷ đồng trong tài khoản, các sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt, 2,3 triệu USD, 890 miếng vàng SJC, 246 kg vàng nguyên khối, 31 siêu xe, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng trị giá khoảng 300 tỷ đồng... 125 bất động sản cũng bị phong tỏa giao dịch.

Hiện, Công an Tp.Hà Nội cũng đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ - TikToker Mr Hunter (SN 1990, trú tại Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Lê Khắc Ngọ là đồng phạm của Phó Đức Nam trong vụ án.

Theo Công an Hà Nội, đây là đường dây lừa đảo lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực ngoại hối, chứng khoán.

Theo Tri Túc

Từ khóa:  mr pips
Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Ông Donald Trump muốn đến Trung Quốc sau khi nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các cố vấn rằng ông muốn đến Trung Quốc sau khi nhậm chức, theo tờ Wall Street Journal ngày 18-1.

Sự thật đáng sợ phía sau công ty lừa đảo K066.com: Mỗi "nhân viên" phải lừa 100 triệu đồng/tháng, mỗi tổ 1,5 - 3 tỷ đồng, không làm được phải chịu kết cục thương tâm

Bộ Công an cho biết đang tiếp nhận, làm rõ hơn 400 người Việt Nam từ tìm kiếm “việc nhẹ, lương cao” trở thành là nhân viên trong đường dây lừa đảo xuyên quốc gia.

Từ năm 2025, 3 thay đổi quan trọng trên VNeID ai cũng cần biết

Từ 01/01/2025, có 3 thay đổi quan trọng trên ứng dụng VNeID mà người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi của mình.

Sau Tết Ất Tỵ, Việt Nam sẽ có thêm một thành phố cảng

Thành phố này được quy hoạch trở thành trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế.