Giáo sư ĐH Bắc Kinh nói thẳng: Người nghèo xem video ngắn để giải trí; người giàu biết kiểm soát thời gian dành cho màn hình - Bạn giàu hay nghèo?

08/04/2025 09:03 AM | Sống

Càng sống trong thời đại kỹ thuật số phát triển, chúng ta càng cần tạo ra một môi trường không có thiết bị điện tử.

Không biết bạn có từng để ý đến trạng thái làm việc hoặc học tập của mình không, nhưng tôi thì đã cảm thấy có gì đó không ổn. Sau một lúc lướt video, khi bắt đầu viết bài, tôi rất khó để vào trạng thái "dòng chảy", đầu óc như bị đơ. Khi đọc sách, chưa lật được mấy trang, tôi đã vô thức cầm điện thoại lên để thư giãn một chút.

Có thể hình dung cảm giác này giống như ăn quá nhiều đồ ngọt, khiến cơ thể trở nên uể oải, không còn tập trung.

Tạp chí Stanford Healthy Living đề cập đến một quan điểm tương tự: Việc sử dụng màn hình quá mức, tiếp nhận những niềm vui "rác", cũng giống như tiêu thụ quá nhiều đường—dễ gây nghiện và có tác động tiêu cực đến não bộ, trí nhớ cũng như sức khỏe tinh thần.

Một khi đã nghiện điện thoại, sự tập trung sẽ suy giảm. Học cách "cai đường" cho não bộ chính là đỉnh cao của sự tự giác đối với người trưởng thành.

01

Tác giả Aldous Huxley đã tạo ra một loại "đồ ăn vặt" trong cuốn tiểu thuyết "Brave New World" của mình có tên là Soma. Trong thế giới đó, con người được chia thành năm giai cấp từ cao xuống thấp: Alpha, Beta, Gamma, Delta, Epsilon. Những người thuộc tầng lớp thấp nhất, Delta và Epsilon, được phân phát Soma theo định kỳ. Loại "đồ ăn vặt" này có thể nhanh chóng làm tê liệt thần kinh, giúp họ quên đi phiền muộn và đắm chìm trong khoái lạc. Cũng chính vì vậy, họ mãi mãi ở đáy xã hội.

Nghĩ kỹ mà xem, liệu mạng Internet có phải cũng chính là Soma ngoài đời thực không? Nó khiến chúng ta vô thức nghiện ngập, mài mòn ý chí, chỉ biết đắm chìm trong những niềm vui ảo tưởng.

Gần đây, những bộ phim ngắn trở nên thịnh hành. Tôi cũng vô thức bị cuốn vào, vừa chê nội dung đơn giản, vừa cười lăn lộn; vừa chê diễn viên diễn xuất kém, vừa móc tiền nạp vào xem tiếp. Những "điểm sảng khoái" được cài cắm quá tinh vi, khiến tôi sa vào câu chuyện không lối thoát.

Cuối tuần, tôi thường nằm dài trên ghế sofa, lướt xem suốt cả buổi. Những bài viết cần hoàn thiện, công việc cần bàn giao bị bỏ lại, đến phút cuối mới vội vàng hoàn thành.

Internet quá hiểu lòng người, liên tục cung cấp những niềm vui không phải bỏ ra quá nhiều tiền. Bạn thích gì, nó biết còn rõ hơn cả cha mẹ bạn. Bạn hay xem gì, nó lập tức dâng lên tận mắt. Ngay khi bạn nghĩ rằng mình có thể kiểm soát, nó đã có cả trăm cách khiến bạn không thể dừng lại.

Không chỉ là truyện mạng, phim mạng với những tình tiết đầy lôi cuốn, mà còn có vô số trò chơi di động, streamer đủ thể loại đang cố gắng kéo bạn vào. Streamer nhan sắc liên tục khoe hình thể, những cử chỉ đầy ẩn ý khiến bạn tim đập rộn ràng. Streamer hài hước cố gắng pha trò, dù bạn thấy nhạt nhẽo, nhưng vẫn xem hết clip này đến clip khác.

Điều này đúng như Neil Postman đã nói trong "Amusing Ourselves to Death": Hủy diệt chúng ta không phải những thứ ta căm ghét, mà chính là những thứ ta yêu thích.

Sự suy tàn của một con người bắt đầu từ việc chìm đắm trong những niềm vui không tốn quá nhiều tiền. Bạn dành thời gian vào đâu, cuộc đời bạn sẽ đi theo hướng đó. Một khi lạc lối trong những giấc mơ do thuật toán dệt nên, ta sẽ chỉ trở thành kẻ thất bại trong đời thực.

Giáo sư ĐH Bắc Kinh nói thẳng: Người nghèo xem video ngắn để giải trí; người giàu biết kiểm soát thời gian dành cho màn hình - Bạn giàu hay nghèo?- Ảnh 1.

02

Pawel Kuczynski, một họa sĩ châm biếm người Ba Lan, từng vẽ một loạt tranh minh họa đầy chua chát, chỉ ra rằng chúng ta đang bị điện thoại trói buộc. Mở mắt ra vào buổi sáng, việc đầu tiên là lướt điện thoại không ngừng. Đắm mình trong vòng xoáy thông tin vô nghĩa. Cuối cùng, ta đánh mất khả năng tư duy, trở thành những "người nguyên thủy" thời hiện đại—cứng nhắc, mù quáng, ngu muội.

Con người tạo ra công cụ, nhưng rồi công cụ lại định hình hành vi của chúng ta. Chỉ cần chạm nhẹ màn hình, ta có thể nhận được những niềm vui nông cạn. Không cần tự khám phá hay suy nghĩ độc lập, ta vẫn dễ dàng tìm thấy mọi thông tin. Công nghệ số đã tối ưu hóa con đường tiếp nhận tri thức, giúp quá trình học tập nhanh hơn, thuận tiện hơn. Nhưng lâu dần, nó cũng tước đoạt khả năng tự học của chúng ta.

Trong cuốn sách nước ngoài có tên "Con đường của sự phổ biến", giáo sư Hồ Vịnh của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, chỉ ra một hiện tượng thú vị:

Người nghèo xem video ngắn để giải trí.

Người giàu thì chủ động kiểm soát thời gian dành cho màn hình.

Một người bắt đầu tốt lên khi họ học cách "cai nghiện đường điện tử" cho não bộ.

Nhà văn người Trung Quốc, Hồ An Nghiên, từng làm nghề giao hàng ở Bắc Kinh. Anh có một thói quen đặc biệt: Mỗi tối sau giờ làm, anh tắt điện thoại, một mình ngồi trong căn phòng chứa đồ của ký túc xá suốt hai tiếng đồng hồ.

Không có bạn bè rủ rê đánh bài, không có game hay phim ảnh quấy nhiễu, anh chỉ tập trung vào những trang sách dưới ánh đèn mờ.

Chính trong khoảng thời gian đó, anh đã đọc xong những tác phẩm kinh điển như: Ulysses, Người không có phẩm chất (The Man Without Qualities), Vụ án (The Trial)

Nhiều năm sau, Hồ An Nghiên trở thành một nhà văn sở hữu tác phẩm bán chạy. Còn những người đồng nghiệp từng chỉ biết giết thời gian, đến nay vẫn cặm cụi làm việc tại trạm giao hàng.

Buông thả bản thân để theo đuổi niềm vui nhất thời, con người sẽ dần dần rơi vào vực thẳm. Tự kiềm chế để theo đuổi niềm vui mang tính lâu dài hơn, con người sẽ trở nên lý trí và mạnh mẽ hơn.

Giáo sư ĐH Bắc Kinh nói thẳng: Người nghèo xem video ngắn để giải trí; người giàu biết kiểm soát thời gian dành cho màn hình - Bạn giàu hay nghèo?- Ảnh 2.

03

Vương Tiểu Ba từng viết một câu chuyện về một phong tục kỳ lạ ở vương quốc Khwarazm, một quốc gia cổ đại ở Trung Á. Nhà vua sẽ ban thưởng cho sứ giả mang tin tốt, ngược lại, sứ giả mang tin xấu sẽ bị ném cho hổ ăn. Để bảo vệ quân sĩ dưới quyền, vị thống soái chinh chiến bên ngoài buộc phải bịa ra toàn tin vui. Kết quả là, nhà vua chỉ có thể nghe thấy những điều tốt đẹp.

Trên mạng, chúng ta chẳng khác nào nhà vua trong câu chuyện của Vương Tiểu Ba: chỉ nghe những gì muốn nghe, chỉ thấy những gì muốn thấy.

Mỗi sáng khi mở điện thoại lướt video, bạn sẽ thấy trang đề xuất luôn hiển thị chính xác nội dung tương tự với những gì bạn từng thích trước đó.

Khi ta khen ngợi nền tảng có trải nghiệm người dùng tuyệt vời, ta lại không nhận ra rằng thuật toán đề xuất đang xây dựng một "Thế giới Truman" cho chúng ta.

Điều này chứng minh lời cảnh báo của nhà thần kinh học Manfred Spitzer: Thuật toán đề xuất đang khiến não bộ mắc "bệnh tiểu đường kỹ thuật số".

Điện thoại hiểu rõ sở thích của bạn hơn chính bạn. Trong kỷ nguyên số, chúng ta giống như những "con người kỹ thuật số", bị nuôi nhốt một cách lặng lẽ.

Chính vì thế, lập trình viên có tên Trần Mặc ở Hàng Châu đã phát triển một plugin có tên "Lăng kính thông tin", sử dụng phương pháp làm nhiễu thuật toán đề xuất bằng các từ khóa đối lập. Trước khi lướt video, người dùng nhập vào những cặp từ khóa như "nữ quyền + nam quyền", "đông y + tây y" để khiến hệ thống đề xuất rơi vào hỗn loạn. Sau ba tháng tập luyện đối kháng thuật toán, mức độ đa dạng của nguồn thông tin đã tăng lên 210%.

Con người có điểm yếu, thuật toán cũng có điểm yếu. Thay vì để thuật toán dẫn dắt, chúng ta nên tận dụng đặc tính của nó để mở rộng sự đa dạng trong thông tin.

Khi ta học cách phản thuật toán, tư duy và nhận thức sẽ thực sự được nuôi dưỡng, giúp chúng ta tránh trở thành "kẻ kén ăn trong nhận thức", chỉ tiếp nhận những thông tin mình thích, bỏ qua hoặc né tránh những quan điểm trái ngược, khiến nhận thức trở nên phiến diện và hạn hẹp.

Giáo sư ĐH Bắc Kinh nói thẳng: Người nghèo xem video ngắn để giải trí; người giàu biết kiểm soát thời gian dành cho màn hình - Bạn giàu hay nghèo?- Ảnh 3.

04

Tại Tokyo, thí nghiệm "cai nghiện kỹ thuật số" của Đại học Waseda từng gây chấn động. 30 tình nguyện viên tắt tất cả các tính năng đề xuất thông minh, chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm truyền thống và sách in để tiếp nhận thông tin. Sau hai tuần, khả năng sáng tạo của họ tăng 47%, tỷ lệ quyết định sai lầm giảm 23%. Càng sống trong thời đại kỹ thuật số phát triển, chúng ta càng cần tạo ra một môi trường không có thiết bị điện tử. Đôi khi, chúng ta cần "ngắt mạng" một cách có chủ đích.

Nếu không thể ngừng chơi game, hãy khóa điện thoại vào ngăn kéo khi đọc sách; nếu không thể dừng xem phim trực tuyến, hãy tắt internet khi làm việc. Mọi hành trình phát triển bản thân đều phải vượt qua sức hút của sự trì trệ.

Khi viết chương cuối của Harry Potter, JK Rowling đã đến một khách sạn cổ ở Edinburgh, ngắt kết nối internet và giao điện thoại cho trợ lý giữ.

Carl Newport, tác giả của cuốn"Deep Work", đến nay vẫn không dùng mạng xã hội, chỉ xử lý email vào những khung giờ cố định để duy trì sự tập trung.

Với con người hiện đại, việc hoàn toàn xa rời thế giới số là không thực tế. Nhưng chúng ta có thể áp dụng chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số, giảm bớt thời gian sử dụng điện thoại và làm chủ cuộc sống của mình.

Một luật sư từng nói: Tạm rời xa điện thoại là một môn học bắt buộc của con người hiện đại. Nó giúp bạn duy trì sự tập trung, sự kiên nhẫn, giúp bạn trì hoãn ham muốn và bước vào trạng thái "dòng chảy"..

Cai nghiện kỹ thuật số, ngoài việc "chống lại thuật toán", chúng ta cũng cần biết cách giới hạn việc sử dụng điện thoại. Hiểu cách quay về thực tại – bởi vì thứ giúp bạn trưởng thành chính là những cuốn sách bạn đã đọc, những suy nghĩ đã đọng lại sau thời gian chiêm nghiệm, chứ không phải vô số thông báo trên điện thoại, trò chơi hay những video ngắn đầy cám dỗ.

Giáo sư ĐH Bắc Kinh nói thẳng: Người nghèo xem video ngắn để giải trí; người giàu biết kiểm soát thời gian dành cho màn hình - Bạn giàu hay nghèo?- Ảnh 4.

05

Dạo gần đây, tôi bắt đầu tập luyện thể dục. Để duy trì tỷ lệ mỡ cơ thể và giữ dáng, tôi đặt ra một quy tắc cho bản thân: Phải tập luyện suốt một tuần mới được ăn một miếng bánh hoặc một bữa đồ ăn vặt.

Sau đó, tôi áp dụng phương pháp này vào công việc và học tập.

Ví dụ, nếu đọc sách kinh điển trong một giờ, tôi có thể chơi một ván game. Nếu làm việc hai tiếng, tôi có thể xem một chút video ngắn để thư giãn.

Cuộc sống không thể thiếu "đường", nhưng cũng không thể tiêu thụ quá nhiều "đường". Những gì thuộc về sự phát triển thì giữ cho thực tế, còn những gì thuộc về giải trí thì để lại trong thế giới ảo. Khi có thể rạch ròi giữa hai điều này, khi có thể thoát ra khỏi vòng xoáy của thế giới điện tử, chúng ta mới thực sự tạo dựng được chính mình.

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Ngân hàng của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lần đầu báo lãi vượt nhà băng của Chủ tịch Trần Hùng Huy

Với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.580 tỷ đồng, HDBank trở thành ngân hàng tư nhân lãi cao thứ hai hệ thống, chỉ đứng sau Techcombank, vượt ACB của Chủ tịch Trần Hùng Huy.

Masan sắp trình làng Omachi vị mì bò Đài Loan, mì trộn vịt quay Bắc Kinh, Pad Thái với giá chỉ 25.000 đồng

Masan sắp tung ra loạt mì Omachi “Quán xá châu Á” với nhiều vị như mì tomyum Bangkok, mì trứng cà chua thịt kiểu Hồng Kông. Trong năm sau sẽ có hơn 20 món cho sản phẩm mới này.

Toan tính mới của chuỗi bán buôn điện thoại Digiworld: Rút chân dần khỏi chuỗi cầm đồ, nhảy sang địa hạt sửa chữa laptop - đồ công nghệ?

Hiện tại, mảng sữa chữa điện thoại – laptop nói riêng và đồ công nghệ nói chung vẫn đang khá phân mảnh và không có bất cứ tay chơi nào thật sự nổi trội ở thị trường này. Với kinh nghiệm, uy tín cũng như tài lực của mình; nếu Digiword làm nhanh và làm tốt cũng như không có anh lớn nào như FPT Shop hay Thế Giới Di Động nhảy vào, cơ hội dẫn dắt thị trường sẽ có.