Hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiến nghị được linh hoạt thỏa thuận giá cước với hành khách

05/09/2024 13:37 PM | Kinh doanh

Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và thông minh Xanh SM (Xanh SM) vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT đề xuất áp dụng linh hoạt kê khai giá đối với dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi của hãng.

Theo nghiên cứu về thị trường của Xanh SM, hãng đang điều chỉnh giá theo khung giờ, tuy nhiên, chính sách này cần linh hoạt hơn. 

Cụ thể, để đảm bảo cân bằng cung - cầu, Xanh SM cần kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ khi nhu cầu giảm. Ngược lại, khi nhu cầu tăng, số lượng tài xế cũng cần được tăng tương ứng.  Do đó, mức giá cần được điều chỉnh theo số lượng khách hàng và số lượng tài xế tại một địa điểm cụ thể, bao gồm cả trường hợp số lượng khách hàng tăng/giảm do sự thay đổi của điều kiện thời tiết.

Tuy nhiên, thực tế, Xanh SM đang bị giới hạn mức giá đã kê khai với Sở GTVT dẫn đến không áp dụng được cách thức tính giá cước nêu trên.

Trong khi đó, mục B Phụ lục V - Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá và thẩm quyền tiếp nhận (ban hành kèm theo Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá, quy định: Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi là Hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (áp dụng linh hoạt nếu cần thiết). UBND cấp tỉnh căn cứ yêu cầu, mục tiêu quản lý, tình hình thực tế tại địa phương để lựa chọn tiếp nhận kê khai giá.

Do đó, lãnh đạo Xanh SM đề nghị Bộ GTVT cho phép hãng không thuộc Danh sách kê khai giá do Bộ GTVT ban hành; xin chủ trương để Xanh SM không thuộc Danh sách kê khai giá do UBND tỉnh ban hành; Xanh SM được áp dụng mức giá linh hoạt tùy theo thỏa thuận với khách hàng.

Giá cước vận tải từng cuốc xe của Xanh SM được lưu trữ trên hệ thống để đảm bảo cơ quan nhà nước có thể kiểm tra tại bất kỳ thời điểm nào.

Hãng taxi của tỷ phú Phạm Nhật Vượng kiến nghị được linh hoạt thỏa thuận giá cước với hành khách- Ảnh 1.

Xanh SM được thành lập năm 2013 với mục tiêu xây dựng hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam. Hiện hãng này đứng thứ hai thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam với 18,17% thị phần vào quý IV/2023.

Ngoài Việt Nam, Xanh SM cũng mở rộng ra nước ngoài với thị trường quốc tế đầu tiên là Lào. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Xanh SM sẽ hiện diện tại 9 quốc gia trên toàn cầu và hiện thực hóa mục tiêu thành công ty công nghệ cung cấp nền tảng dịch vụ gọi xe thuần điện.

Thảo Vân

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,