Lý do startup từng giá trị nhất châu Âu giảm định giá từ 40 tỷ USD xuống còn 11 tỷ USD

26/12/2022 07:38 AM | Kinh doanh

Sau khi canh bạc tiền số “ngã về 0” trong năm nay, một startup về công nghệ thanh toán tại châu Âu trở nên điêu đứng.

Lý do startup từng giá trị nhất châu Âu giảm định giá từ 40 tỷ USD xuống còn 11 tỷ USD - Ảnh 1.

Guillaume Pousaz từng điều hành một công ty khởi nghiệp được cho là giá trị nhất châu Âu, theo FT. Tuy nhiên năm nay, sau khi canh bạc tiền số “ngã về 0” và phản tác dụng, vị giám đốc điều hành 41 tuổi này đành chứng kiến vốn hoá Checkout.com lao dốc.

Checkout được thành lập vào năm 2012 với tư cách là một công ty xử lý thanh toán trong lĩnh vực công nghệ. Startup có trụ sở tại London này đã phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ của các giao dịch thương mại điện tử, sau đó đạt mức định giá 40 tỷ USD hồi đầu năm sau khi huy động vốn thành công từ các nhà đầu tư, trong đó có Tiger Global.

Đến tháng 11, Checkout tuyên bố đang trong quá trình cắt giảm định giá nội bộ xuống chỉ còn 11 tỷ USD - một động thái phản ánh rõ sự lao dốc mạnh mẽ trên thị trường công nghệ chỉ trong vỏn vẹn 1 năm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của công ty, vốn đặt niềm tin vào thị trường thanh toán trị giá 2 nghìn tỷ USD, vẫn một lòng ủng hộ Pousaz.

“Tôi không thể theo kịp anh ấy, kể cả khi trượt tuyết, chạy bộ, hay trong bất kỳ hoạt động thể thao nào. Có lẽ rất ít CEO làm việc chăm chỉ được như anh ấy”, Deven Parekh, Giám đốc điều hành Insight Partners kiêm thành viên hội đồng quản trị Checkout cho biết.

Theo FT, Pousaz trong nhiều năm đã đánh bại các nhà đầu tư mạo hiểm, thậm chí cả những lời đề nghị mua lại trị giá hàng tỷ USD. Điều này khiến anh ấy kiểm soát công ty tốt hơn nhiều so với hầu hết các CEO. Cổ phần của Pousaz hiện chiếm khoảng 60%, theo tài liệu đăng ký cho công ty mẹ của Checkout.

Pousaz lần đầu tiên huy động vốn đầu tư mạo hiểm vào năm 2019. Ophelia Brown, người sáng lập công ty đầu tư công nghệ Blossom Capital, đã sẵn sàng đầu tư vào thỏa thuận ban đầu sau khi nghe danh Checkout trong vài năm.

“Đây là tất cả những gì anh ấy làm: 18 tiếng/ngày. Các nhà đầu tư thích điều này, nhưng nhân viên có thể là không. Anh ấy thúc ép mọi người rất nhiều”, một đối tác của Checkout cho biết.

Sau khi quy mô Checkout được mở rộng trong bối cảnh nhu cầu xử lý thanh toán ngày càng tăng, Pousaz đưa ra lựa chọn chiến lược để hợp tác với các lĩnh vực mới nổi, chẳng hạn như Revolut.

Lý do startup từng giá trị nhất châu Âu giảm định giá từ 40 tỷ USD xuống còn 11 tỷ USD - Ảnh 2.

Guillaume Pousaz từng điều hành một công ty khởi nghiệp được cho là giá trị nhất châu Âu, theo FT.

Tom Stafford, một thành viên hội đồng quản trị kiêm đối tác quản lý tại DST Global cho biết: “Yếu tố chính dẫn đến thành công của Checkout là xây dựng đúng sản phẩm vào đúng thời điểm. Anh ấy đã xác định được tương đối sớm về tiềm năng của fintech”.

Tuy nhiên, vụ đặt cược của Pousaz vào tài sản số đã được chứng minh là kém hiệu quả, nhất là sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX. Được biết Binance và Crypto.com đều là 2 trong số các nhà giao dịch hàng đầu của công ty. Ngoài ra, các khách hàng liên quan đến tiền số và fintech chiếm tới một nửa khối lượng thanh toán của Checkout vào năm ngoái.

Céline Dufétel, Giám đốc tài chính của Checkout, chia sẻ với Financial Times: “Chúng tôi ở trong ngành công nghiệp tiền số đã lâu nên đã từng chứng kiến những thăng trầm như thế này. Chúng tôi đã dự đoán trước mức độ biến động trong suốt năm”.

Được biết doanh thu Checkout đã tăng từ 46,8 triệu USD trong năm 2017 lên 252,7 triệu USD vào năm 2020.

“Tôi không biết ai làm việc chăm chỉ như Guillaume. Khi bạn tham gia một cuộc họp với Guillaume, tốt hơn hết là nên chuẩn bị tinh thần trước”, Philippe Laffont, nhà sáng lập Coatue Management kiêm cổ đông Checkout cho biết.

Năm ngoái, Checkout mở văn phòng mới ở 6 quốc gia, qua đó nâng phạm vi hoạt động lên gần 20 nước. Các khách hàng lớn của Checkout.com phải kể đến Pizza Hut của Yum! Brands và sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase.

Theo: Financial Times

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,