Một startup xe điện Mỹ 'tái sinh' sau hơn 2 năm 'lên sàn': Cổ phiếu giảm gần 80% vẫn tự tin có lợi nhuận, khẳng định không cần huy động thêm tiền mặt

10/07/2023 10:25 AM | Kinh doanh

Dẫu áp lực cạnh tranh về giá, startup này vẫn lạc quan rằng mình không 'rời vạch xuất phát' quá muộn.

Một startup xe điện Mỹ 'tái sinh' sau hơn 2 năm 'lên sàn': Cổ phiếu giảm gần 80% vẫn tự tin có lợi nhuận, khẳng định không cần huy động thêm tiền mặt - Ảnh 1.

Fisker có trụ sở tại California vừa cho ra mắt những chiếc ô tô đầu tiên sau hơn 2 năm lên sàn chứng khoán Mỹ - thời điểm Phố Wall phát cuồng vì các startup xe điện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra lúc nào, là liệu Fisker có đang rời vạch xuất phát quá muộn?

Vào cuối tháng 6, startup non trẻ bắt đầu giao mẫu xe Ocean SUV chạy điện đầu tiên. Chúng có giá khởi điểm khoảng 37.500 USD và chủ yếu nhắm đến những khách hàng phổ thông đang tìm kiếm một mẫu xe tiện ích chạy bằng pin.

Được biết, Fisker đã đốt hơn 1 tỷ USD huy động được từ các nhà đầu tư hồi cuối năm 2020. Lượng tiền mặt tính đến cuối tháng 3 là 652 triệu USD, tương đương với chi phí hoạt động dự kiến trong năm nay.

“Cần phải xem xét kỹ lưỡng”, CEO Fisker nói.

Hiện tại, cạnh tranh trên thị trường xe điện ngày càng gay gắt khi cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống và startup đều nỗ lực lấp đầy các phòng trưng bày. Hàng tồn kho đang bắt đầu tăng lên đối với một số mẫu xe chạy bằng pin. Việc các công ty dẫn đầu thị trường như Tesla quyết định hạ giá bán trong năm nay để kích cầu càng khiến những người chơi mới như Fisker gặp áp lực.

“Sẽ rất thách thức nếu đối đầu với những đối thủ cạnh tranh quy mô lớn. Không một startup nào có tình hình tài chính đủ tốt để tham gia thị trường”, Mark Wakefield, giám đốc điều hành công ty tư vấn AlixPartners cho biết.

Đáp lại, CEO Fisker thừa nhận môi trường hiện tại đã trở nên bớt ‘thân thiện’ với những thương hiệu mới nổi như Fisker. “Sẽ có một cuộc chiến lớn cho người tiêu dùng. ‘Miếng bánh’ ít nhiều sẽ được chia đôi vào năm 2026”, ông nói.

Dẫu vậy, vị CEO này vẫn lạc quan rằng chưa quá muộn để Fisker xâm nhập thị trường. Bản thân người mua sẽ khó có thể trung thành tuyệt đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Một startup xe điện Mỹ 'tái sinh' sau hơn 2 năm 'lên sàn': Cổ phiếu giảm gần 80% vẫn tự tin có lợi nhuận, khẳng định không cần huy động thêm tiền mặt - Ảnh 2.

Dẫu áp lực cạnh tranh về giá, Fisker vẫn lạc quan rằng mình không 'rời vạch xuất phát' quá muộn.

Fisker ra mắt công chúng vào năm 2020, trong bối cảnh giới đầu tư rất hào hứng với các công ty khởi nghiệp EV. Fisker, giống như nhiều công ty khởi nghiệp khác, có kế hoạch bỏ qua mô hình đại lý và bán trực tiếp xe cho người tiêu dùng.

Ocean SUV là mẫu đầu tiên trong số 3 phiên bản được Fisker lên kế hoạch cho ra mắt. Chiếc crossover nhỏ hơn, rẻ hơn mang tên PEAR, sẽ được tung ra thị trường vào đầu năm 2025. Xe bán tải tên Alaska thì được tung ra vào tháng 8.

Theo đại diện Fisker, lô hàng thứ hai của Oceans sẽ đến vào tuần thứ hai của tháng 7. Công ty cũng đang lên kế hoạch sản xuất tới 36.000 chiếc trong năm nay, đồng thời tự tin rằng các tính năng nổi bật của Oceans sẽ thuyết phục được người tiêu dùng.

Hiện tại, Fisker đang dựa vào các nhà sản xuất theo hợp đồng để chế tạo xe. Điều này khiến hãng không phải đầu tư vào nhà máy và nhân lực, qua đó giảm chi phí tối đa. Theo CEO Fisker, kế hoạch ra mắt tại Mỹ của Ocean đã bị lùi lại nhiều lần vì phía nhà sản xuất đánh giá sai mốc thời gian cụ thể.

Theo các chuyên gia, quá trình sản xuất xe điện của Fisker vẫn tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Bản thân thương hiệu phải tự nhận thức được điểm mạnh của mình để cạnh tranh với những tên tuổi lâu đời như Tesla hay Lexus. Những thách thức này được phản ánh trong giá cổ phiếu của Fisker. Chúng giảm khoảng 79% so với mức đỉnh hồi đầu năm 2021.

Giám đốc điều hành cho biết công ty không cần huy động thêm tiền mặt ngay lập tức bởi có lợi thế khi tận dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp Fisker thu được lợi nhuận nhanh chóng so với các startup đối thủ.

“Trong 12 tháng tới, bạn sẽ thấy ai là người sống sót”, CEO Fisker nói.

Theo: WSJ

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.