Người đàn ông vay 4 tỷ đồng mua nhà, trả góp 28 triệu đồng/tháng, 7 năm sau trả hết cả gốc lẫn lãi nhưng ngân hàng vẫn đòi: Nợ của anh vẫn còn nguyên

26/03/2025 09:00 AM | Sống

Những tưởng đã nhẹ gánh nợ nần sau 7 năm mua nhà, người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng khi nhận được thông báo từ phía ngân hàng.

Năm 2013, người đàn ông họ Bồ ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc mua một ngôi nhà với 1,47 triệu NDT (gần 5,2 tỷ đồng), trong đó có 1,17 triệu NDT (hơn 4 tỷ đồng) là tiền vay ngân hàng. Tại thời điểm đó, ngân hàng nói với ông Bồ rằng ông cần phải trả 8.000 NDT (khoảng hơn 28 triệu đồng) mỗi tháng, bao gồm cả gốc lẫn lãi. 

Đến năm 2020, ông Bồ tính toán đã sắp trả xong toàn bộ khoản nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Ông vô cùng vui mừng vì cuối cùng cũng sắp sửa có căn nhà thực sự thuộc về mình mà không mang gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên, một cuộc điều tra hồ sơ tín dụng vào thời điểm đó giống như sét đánh ngang tai, phá vỡ sự bình yên của ông Bồ. 

Theo thông tin từ hồ sơ tín dụng, số nợ gốc của ông Bồ vẫn không hề giảm một xu nào, toàn bộ số tiền mà ông trả cố gắng trả nợ trong 7 năm qua chỉ mới là tiền lãi. Điều này khiến ông vô cùng ngỡ ngàng và tức giận. Khi ông bồ kiểm tra lại hợp đồng, các chi tiết đều ghi rõ là cả gốc lẫn lãi đều phải trả hàng tháng. Vậy tại sao giờ đây ông vẫn còn nguyên nợ gốc?

Người đàn ông vay 4 tỷ đồng mua nhà, trả góp 28 triệu đồng/tháng, 7 năm sau trả hết cả gốc lẫn lãi nhưng ngân hàng vẫn đòi: Nợ của anh vẫn còn nguyên- Ảnh 1.

Ông Bồ ở Nam Kinh, Trung Quốc vướng vào rắc rối sau 7 năm trả góp mua nhà

Ông Bồ quyết định tìm đến ngân hàng, hi vọng sẽ nhận được lời giải thích hợp lý cho vấn đề tay, nhưng phản hồi của ngân hàng khiến ông thất vọng hơn. Người đại diện của ngân hàng cho biết, quy trình trả nợ khách hàng sẽ thực hiện theo phương thức trả lãi trước, trả gốc sau. Nói cách khác, số tiền ông Bồ trả hàng tháng trong 7 năm qua chỉ là tiền lãi, còn gốc thì không đổi. 

Không chấp nhận lời giải thích này, ông Bồ liền nêu ra những thắc mắc của mình và cho rằng ngân hàng phải chịu trách nhiệm về tình trạng này. Đặc biệt, thời điểm ký hợp đồng ông Bồ đã được phía ngân hàng xác nhận sẽ trả góp cả gốc lẫn lãi hàng tháng. Tuy nhiên, ngân hàng từ chối giải thích thêm và đưa ra lý do rằng người chịu trách nhiệm về vấn đề này đã từ chức.

Vì quá bất lực, ông Bồ tuyên bố sẽ khởi kiện ngân hàng. Ông cho rằng, với tư cách là một tổ chức tài chính, ngân hàng không thể đổ lỗi cho nhân viên cũ mà phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và khách hàng của mình.

Vụ việc trả nợ này đã thu hút sự chú ý và thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người bày tỏ sự không hài lòng với cách làm việc của ngân hàng, cho rằng ngân hàng phải trung thực, đáng tin cậy và thực hiện các hoạt động trả nợ theo đúng thỏa thuận hợp đồng. Bên cạnh đó, tổ chức này không được tùy tiện thay đổi phương thức trả nợ, gây tổn hại đến quyền lợi của khách hàng.

Người đàn ông vay 4 tỷ đồng mua nhà, trả góp 28 triệu đồng/tháng, 7 năm sau trả hết cả gốc lẫn lãi nhưng ngân hàng vẫn đòi: Nợ của anh vẫn còn nguyên- Ảnh 2.

Luật sư tại văn phòng luật Giang Tô đánh giá về vụ việc của ông Bồ

Nhận được đơn khiếu nại của ông Bồ, Tòa án Nam Kinh đã tiến hành điều tra để làm rõ vụ việc. Theo đó, cần xác định rõ về việc ngân hàng và người vay đã thương lượng rõ về điều khoản trả nợ hay chưa. Nếu ngân hàng thay đổi thỏa thuận hoặc gây hiểu lầm cho người vay, ngân hàng phải có trách nhiệm giải quyết và chấp nhận xử phạt theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Kết quả của vụ việc sau đó vẫn chưa được Tòa án Nam Kinh (Trung Quốc) công bố.

Các chuyên gia pháp lý cho rằng, vì ngân hàng đã ký hợp đồng với người vay, nên phải cung cấp khoản vay và thực hiện nghĩa vụ khấu trừ tiền theo phương thức đã thỏa thuận. Nếu cần thay đổi các điều khoản trong hợp đồng, ngân hàng phải thay đổi bằng văn bản hoặc bằng phương thức khác được người vay chấp thuận. Việc thay đổi các điều khoản trong hợp đồng mà không có sự đồng ý của người vay là không phù hợp và không hợp pháp.

Bên cạnh đó, đối với người mua nhà, trước khi ký hợp đồng vay, họ nên đọc kỹ các điều khoản hợp đồng và hiểu rõ nghĩa vụ cũng như quyền lợi trả nợ của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các điều khoản của hợp đồng, người vay nên liên hệ với ngân hàng kịp thời và yêu cầu giải thích và làm rõ.

Trong quá trình trả nợ, người mua nhà nên giữ biên lai trả nợ, kiểm tra hồ sơ tín dụng của mình kịp thời và đảm bảo hành vi trả nợ của mình tuân thủ theo thỏa thuận hợp đồng. Thậm chí, nếu phát hiện một ngân hàng nào đó vỡ nợ, khách hàng nên liên hệ với ngân hàng đó kịp thời và yêu cầu ngân hàng thực hiện biện pháp khắc phục.

(Theo 163 news)

Theo An Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

NÓNG: Hàng loạt toà nhà trung tâm Bangkok bất ngờ rung lắc, xuất hiện vết nứt, người dân sơ tán khẩn cấp vào sáng đầu tuần

Vào sáng ngày 31/3, nhiều tòa nhà tại Bangkok (Thái Lan) đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi xuất hiện báo cáo về hiện tượng rung lắc và nứt vỡ trong các công trình.

Vinhomes lãi 35.000 tỷ đồng, Ban điều hành được trả thù lao bao nhiêu?

Thu nhập do Vinhomes chi trả cho Ban điều hành năm 2024 giảm 40% so với 2023.

Bức tranh tương phản của các trung tâm thương mại: Nhiều nơi bỏ trống đến 80%, riêng bộ ba Aeon Mall, Lotte, Vincom vẫn “chật kín”

Các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall, Lotte hay Vincom Retail vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy ấn tượng, lên đến 90-98%.

Elon Musk đang đối đầu với 'gã khổng lồ công nghệ' 3.280 tỷ USD trong một lĩnh vực quan trọng

Đây là cuộc chiến giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một trong những công ty có giá trị nhất toàn cầu.