Người hành nghề đào mộ tại Indonesia 'không có thời gian để thở' vì dịch Covid-19

27/04/2020 09:41 AM | Xã hội

Thể lực và thời tiết là một phần nhưng điều khó khăn nhất với họ là phải chứng kiến nỗi đau của các người thân khi không được thực hiện nghi thức tử tế cho người đã khuất.

Vào một buổi trưa nắng gắt tại vùng ven thủ đô Jakarta-Indonesia, ông Minar đang phải cật lực đào hố. Người đàn ông 54 tuổi này chẳng trồng cây hay gì cả mà là đang đào hố chôn cất cho người chết, nghề mà ông đã theo đuổi suốt 33 năm qua.

Kể từ giữa tháng 3/2020 khi Indonesia phát hiện trường hợp nhiễm SARS-CoV-2đầu tiên, số người tử vong tại đây đã tăng mạnh và khiến những người đào hố chôn cất như ông Minar phải vô cùng vất vả.

"Công việc của tôi giờ rất bận...Tôi thậm chí chẳng có thời gian để thở. Mọi người đều rất mệt bởi những cái xác được chuyển đến liên tục mỗi ngày, bởi vậy tôi phải đào hố chôn không ngừng nghỉ", ông Minar than vãn.

Người hành nghề đào mộ tại Indonesia không có thời gian để thở vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tính đến ngày 21/4/2020, Indonesia đã có 7.000 ca nhiễm SARS-CoV-2. Hiện quốc gia này là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất vì dịch Covid-19 với 9%. Một nửa số người tử vong vì dịch là ở thủ đô Jakarta với khoảng 300 ca thiệt mạng.

Lo lắng vì sự lây nhiễm, chính quyền khu vực đã yêu cầu tất cả xác chết do dịch Covid-19 hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 đều phải chôn ở 2 nghĩa trang được chỉ định. Đây cũng là 2 nơi còn đủ chỗ chôn tại thủ đô Jakarta đất chật người đông.

Chính phủ Indonesia cho biết thủ đô Jakarta đã chôn hơn 1.000 người nhiễm bệnh và nghi nhiễm bệnh tại 2 nghĩa trang này. Rất nhiều bệnh nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 đã tử vong trước khi kết quả xét nghiệm được công bố.

Tại nghĩa trang Pondok Rangon được nhà nước chỉ định có khoảng 80 nhân viên đào mộ, được chia làm 4 đội thay phiên nhau làm việc.

Thông thường những đội này sẽ thay phiên nhau làm các nhiệm vụ như đào mộ, dọn dẹp nghĩa trang và thay đổi hàng tuần. Nghĩa là những người như ông Minar đáng nhẽ ra chỉ phải đào mộ 1 tuần mỗi tháng. Thế nhưng số người chết tăng nhanh vì dịch Covid-19 lại khiến ông hiện phải đào mộ mỗi ngày bất chấp thời tiết cũng như phân công.

Mỗi nấm mồ cần khoảng 2 tiếng đào và hàng ngày ông Minar đào được 5 hố là hết sức. Điều này hoàn toàn trái ngược với những ngày chả phải đào nấm mồ nào trước đây do không có người mất.

Người hành nghề đào mộ tại Indonesia không có thời gian để thở vì dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Không dừng lại ở đó, mối hiểm họa lây nhiễm SARS-CoV-2 từ thi thể những người bệnh cũng khiến các nhân viên đào mộ rất áp lực. Họ phải chôn cất người mất nhanh nhất có thể cũng như phải thường xuyên khử trùng khu vực.

"Chúng tôi đang phải chạy đua với thời gian. Có những lúc xác chết được chuyển đến khi phần mộ vẫn chưa được đào xong. Thời buổi hiện nay đã khác khi chẳng có lễ tang hay nghi thức gì cả. Mọi thứ phải được làm xong một cách nhanh chóng để tránh lây lan dịch bệnh", ông Minar cho biết.

Theo quy định, không quá 5 người được phép tụ tập quanh ngôi mộ trong tiến trình chôn cất. Thông thường là 4 người đào mộ và 1 người thân của gia đình được phép tham gia quá trình này.

Công việc áp lực

Việc đào mộ và trông coi nghĩa trang từng khá nhàn hạ khi không phải ngày nào cũng có người mất ở Jakarta, chưa kể số nghĩa trang cũng khá nhiều cho thân nhân các gia đình lựa chọn.

Tuy nhiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, những người như ông Minar phải làm việc liên tục từ 7h sáng đến 6h chiều không nghỉ.

Đầu tiên, họ sẽ phải trang bị đồ bảo hộ nhằm tránh lây lan dịch bệnh khi đào mộ và bản thân việc phải mặc trang phục này làm việc cũng gây nhiều khó khăn.

Người hành nghề đào mộ tại Indonesia không có thời gian để thở vì dịch Covid-19 - Ảnh 3.

"Tôi khá lo lắng bởi dịch Covid-19 có tính lây lan mạnh. Tôi khá sợ hãi khi phải làm việc này trong mùa dịch nhưng đây là trách nhiệm của tôi...Tuy nhiên tôi cảm thấy quá nóng khi phải mặc đồ bảo hộ dưới cái nắng của Jakarta...Đôi khi tôi cùng đồng đội phải ngồi nghỉ 30 phút dù xe cứu thương đã chở xác tới bởi quá nóng và mệt trước khi bắt đầu tiến trình chôn cất", ông Minar than thở.

Trong khi cái nóng là khó khăn cho những ngày thường thì ông Minar và các đồng đội còn gặp thách thức nhiều hơn vào những ngày mưa khi bùn đất, trơn trượt và nước mưa khiến tình hình trở nên khó kiểm soát hơn.

Gia đình của ông Minar cũng khá lo lắng vì sợ ông sẽ mang bệnh về nhà, nhưng họ hiểu nghĩa vụ mà người đàn ông này phải gánh trên vai.

"Gia đình tôi cầu nguyện và cổ vũ cho tôi mỗi ngày. Họ ủng hộ tôi tiếp tục công việc bởi đây cũng coi như là sự đóng góp cho cuộc chiến chống dịch Covid-19", ông Minar nói.

May mắn thay, cộng đồng quanh gia đình ông Minar cũng ủng hộ công việc của những người đào mộ. Họ gửi những hộp cơm hay khẩu trang đến cho những người đào mộ trong khi các tổ chức từ thiện thực hiện khám định kỳ cho các thành viên.

Nhờ đó, ông Minar và các đội viên cảm thấy có động lực để tiếp tục công việc nặng nhọc này. Thể lực và thời tiết là một phần nhưng điều khó khăn nhất với họ là phải chứng kiến nỗi đau của các người thân khi không được thực hiện nghi thức tử tế cho người đã khuất.

Công việc áp lực là vậy nhưng mức lương hàng tháng của những người đào mộ như ông Minar lại khá bèo, chỉ vào khoảng 3,6 triệu Rupiah, tương đương 230 USD/tháng.

"Tôi hy vọng mọi người sẽ bình an và đại dịch sớm chấm dứt. Đó là ước nguyện duy nhất của tôi lúc này", ông Minar cho biết.

Người hành nghề đào mộ tại Indonesia không có thời gian để thở vì dịch Covid-19 - Ảnh 4.

AB

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,