Nhật Bản lo sợ mất sức hút với lao động nước ngoài

10/09/2024 16:25 PM | Quốc tế

Dự báo hơn 60% lao động nước ngoài sẽ rời bỏ Nhật Bản trong 3 năm tới.

Nhật Bản lo sợ mất sức hút với lao động nước ngoài- Ảnh 1.

Vài tháng qua, một chàng trai 22 tuổi người Philippines đã phải bỏ bữa sáng, chỉ ăn cơm với trứng cho bữa trưa và tối để dành dụm tiền gửi về quê. Anh là nhân viên trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka; mức lương 80.000 yen (840 USD) một tháng nhưng 560-630 USD trong đó sẽ được trích ra để gửi bố mẹ ở Philippines.

Tuy nhiên, do đồng yen giảm sâu, tiền gửi về ngày càng hao hụt. Anh chàng đành tiết kiệm tối đa bằng cách chỉ ăn 2 bữa đạm bạc mỗi ngày, trong ngôi nhà ẩm thấp cách nơi làm việc 3 phút đi bộ. Mùa hè nóng bức cũng chỉ dám bật điều hòa 30 phút trước khi ngủ.

"Nhật Bản khác xa hình dung của tôi", anh nói.

Theo khảo sát của Bộ Lao động nước này, số lượng lao động nước ngoài tính đến tháng 10/2023 khoảng 2 triệu người, chiếm hơn 3% tổng lực lượng lao động ở Nhật Bản. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ước tính với tốc độ hiện tại, năm 2040 sẽ có 5,91 triệu người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Con số này thiếu gần 1 triệu so với lượng lao động cần thiết để duy trì mục tiêu tăng trưởng 1,24% hàng năm, trong bối cảnh dân số giảm.

Khoảng cách cung - cầu này lớn gấp đôi ước tính trước đó của JICA năm 2022. Họ giải thích kinh tế tăng trưởng đến một mức độ nhất định sẽ làm gia tăng lao động di cư đến các nước phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế châu Á này hiện tăng trưởng chậm đi nên ít người muốn ra nước ngoài làm việc.

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho rằng nếu mức lương ở Nhật Bản không còn cao gấp đôi mức lương ở quê nhà, lao động nước ngoài sẽ mất động lực di cư bởi lợi ích tài chính không còn hấp dẫn. Lượng công nhân Indonesia đến Nhật Bản sẽ đạt đỉnh vào năm 2030, sau đó giảm dần.

Nhật Bản lo sợ mất sức hút với lao động nước ngoài- Ảnh 2.

Dự báo hơn 60% lao động nước ngoài sẽ rời bỏ Nhật Bản trong 3 năm tới.

Một người đàn ông 32 tuổi, người Indonesia, đã làm việc ở nhà máy gia công Hamamatsu. Với mức lương tương đương 1.300 USD, anh chàng trích gửi khoảng 700 USD về cho cha mẹ, vợ và hai con nhỏ.

Với tình hình hiện tại, anh cho biết Australia và Ba Lan đang trở nên hấp dẫn người lao động hơn. Trong số 95 công nhân ở công ty anh, có 20 người Indonesia. Giám đốc nói trong 5 năm qua, họ không nhận được đơn ứng tuyển nào từ người Nhật.

“Nếu doanh nghiệp không tạo ra văn hóa công ty khác đi, tỷ lệ lao động nước ngoài rời khỏi Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng”, một chuyên gia cảnh báo.

Dựa trên dữ liệu trước đây của Cơ quan Dịch vụ Di trú (ISA), nghiên cứu của JICA dự báo 62,3% lao động nước ngoài sẽ rời đi trong vòng 3 năm tới. Nguy hiểm hơn, bản thân lao động trong nước cũng đang muốn rời bỏ thành phố và xuất ngoại. Trong bối cảnh cơ hội việc làm suy yếu, giới trẻ Nhật Bản dần chuyển hướng ra thị trường nước ngoài.

Takeshi Fukumoto, đến từ quận Nara, đã xin được thị thực và chuyển đến Toronto làm nhà hàng. Thu nhập một giờ rơi vào khoảng 22 đô la Canada. Trung bình làm việc 40 giờ/tuần.

“Mặc dù thời gian làm việc ngắn ngủi nhưng tôi kiếm được rất nhiều tiền”, anh nói. “Nếu tính cả tiền tip, thu nhập hàng tháng của tôi là hơn 400.000 yên”.

“Khi đồng yên tiếp tục suy yếu, ngày càng có nhiều người cố gắng kiếm tiền ở nước ngoài”, đại diện của Hiệp hội lao động Nhật Bản nói và cho biết điểm đến phổ biến nhất là Úc.

Theo chính phủ nước này, 14.398 người Nhật đã được cấp thị thực làm việc trong kỳ nghỉ trong năm kết thúc vào tháng 6 năm 2023, con số cao nhất kể từ năm 2006. Một đại diện hiệp hội lao động cho biết, mức lương tối thiểu theo giờ tại Úc là 23,23 đô la Úc (tương đương 15,27 USD). Nhiều người thậm chí tiết kiệm được 1 triệu đến 2 triệu yên mỗi năm bằng cách làm việc tại các nhà hàng, cửa hàng may mặc hoặc trang trại.

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), số lượng lao động không thường xuyên ở Nhật đạt tổng cộng 21,01 triệu người vào năm 2022, tăng 260.000 người so với năm trước. Số lượng nhân viên chính thức chỉ tăng 10.000 người, đẩy tỉ lệ người lao động không thường xuyên lên 36,9%. Nguyên nhân là do nhiều người lao động ngắn hạn bị sa thải sau cuộc biến động tài chính toàn cầu.

Thực tế này khác xa so với khoảng 10 năm trước đây, khi mức lương tiềm năng tại các công ty Nhật Bản được coi là điểm sáng để thu hút nhân tài. Việc đồng yên mất giá gần đây là đòn giáng cuối cùng.

Theo: Nikkei Asia, The Japan Times

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,