-
Cụ bà thọ 110 tuổi mà không đau ốm, bí quyết sống khỏe chỉ gói gọn trong 3 điều đơn giản
-
Cụ ông 91 tuổi phá kỷ lục thế giới khi thi 3 môn phối hợp: Thực đơn “trường thọ” toàn món dễ kiếm
-
Bà cố của tôi là một người siêu thọ đến 115 tuổi và đây là lời khuyên của bà ấy để sống lâu khỏe mạnh
-
Chàng trai Việt đem thứ "cả làng vứt đi" biến thành những món đồ thơm tho xinh xắn
Những người "miễn dịch mạnh" thường sở hữu 6 điểm: Ai có trên 3 thì xin chúc mừng, U65 vẫn khỏe như vâm, dễ trường thọ
Hàng rào miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ con người.
Có hai người cùng ở độ tuổi 50. Một người nhanh chóng bị nhiễm trùng nặng sau khi bị nhiễm loại virus Corona mới, người còn lại chỉ cảm nhẹ, sốt vặt khi bị nhiễm bệnh, rồi nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Có hai người cùng ở độ tuổi 40. Một người thức dậy với mụn rộp ở thắt lưng và bị đau khủng khiếp. Người còn lại có sức khỏe rất tốt và hiếm khi bị cảm lạnh.
Bạn nghĩ lý do là gì?
Một chìa khóa quan trọng đó chính là khả năng miễn dịch. Những người có "khả năng miễn dịch mạnh" thường có 6 đặc điểm sau đây, giúp họ trở nên ngày càng khỏe mạnh. Nếu bạn đạt được trên 3 điểm thì xin chúc mừng!
Ít mắc bệnh đường hô hấp
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng hô hấp, giúp ngăn ngừa các triệu chứng như ho, đờm hay khó thở. Cả hai hệ miễn dịch và hô hấp phối hợp chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe tổng thể. Hệ hô hấp, bao gồm mũi, họng, khí quản và phổi, là cửa ngõ chính mà các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus có thể xâm nhập, gây ra các bệnh lý như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới.
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra các rào cản. Niêm mạc hô hấp được bao phủ bởi lớp chất nhầy và lông mao, có tác dụng giữ lại và loại bỏ các tác nhân gây hại ra ngoài. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.
Trong trường hợp các mầm bệnh vượt qua được hàng rào này, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt phản ứng bảo vệ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch yếu, phổi sẽ dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và suy giảm chức năng phổi. Những triệu chứng điển hình có thể bao gồm ho dai dẳng, đờm, thở khò khè và khó thở.
Vết thương mau lành hơn
Một hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân chính khiến vết thương khó lành. Ngược lại, khi hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, quá trình cầm máu, tái tạo và phục hồi các mô tổn thương được thúc đẩy nhanh chóng. Hệ miễn dịch sẽ điều động các tế bào miễn dịch tới vị trí vết thương, chống lại nguy cơ nhiễm trùng và khởi động quá trình lành vết thương.
Ngoài ra, một hệ miễn dịch khỏe mạnh còn giúp kiểm soát phản ứng viêm hiệu quả, ngăn chặn tình trạng viêm kéo dài, vốn là nguyên nhân làm chậm quá trình phục hồi.
Nguy cơ ung thư thấp
Hệ miễn dịch có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư tiềm ẩn, mặc dù điều này không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh ung thư. Hơn nữa, hệ miễn dịch còn chống lại các yếu tố gây viêm và stress oxy hóa – những yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư. Khi hoạt động tốt, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi sự tích tụ tổn thương DNA và ngăn ngừa sự hình thành khối u, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tuy nhiên, theo thời gian, hệ miễn dịch suy giảm do quá trình lão hóa. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, hút thuốc, uống rượu, lười vận động và căng thẳng kéo dài cũng góp phần làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đường tiêu hóa hoạt động trơn tru
Sức khỏe tiêu hóa là một dấu hiệu quan trọng của hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khoảng 70% tế bào miễn dịch của cơ thể tập trung trong đường tiêu hóa, nơi mà lớp lót chứa các tế bào này có vai trò quan trọng trong việc lọc chất dinh dưỡng và ngăn chặn độc tố xâm nhập vào máu.
Người có hệ miễn dịch tốt thường đi kèm với sức khỏe tiêu hóa ổn định, do hệ miễn dịch đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh xâm nhập qua đường ăn uống. Đồng thời, hệ miễn dịch còn duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong ruột, yếu tố cần thiết để bảo vệ và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và phản ứng dị ứng trong đường tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi, đồng thời tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Khả năng vận động thể chất mạnh mẽ
Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thường duy trì khả năng vận động thể chất tốt, từ đó hỗ trợ chống lại bệnh tật, giữ cho cơ bắp và xương khớp luôn ở trạng thái khỏe mạnh. Điều này giúp họ dễ dàng duy trì thói quen tập luyện thường xuyên và phục hồi nhanh chóng sau các buổi tập, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương và mệt mỏi.
Ngoài ra, sức khỏe tổng thể tốt cũng góp phần cải thiện chức năng vận động, giúp nâng cao hiệu suất trong các hoạt động thể chất. Tập luyện thể dục không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi phổi và đường hô hấp, mà còn thay đổi hoạt động của các kháng thể và tế bào bạch cầu – hai yếu tố quan trọng của hệ miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật.
Hạch bạch huyết không bị sưng bất thường
Khi cơ thể bị viêm, các hạch bạch huyết thường sưng lên. Đây là những cơ quan miễn dịch quan trọng, có vai trò ngăn chặn và tiêu diệt các chất lạ như vi khuẩn hay độc tố, tạo nên hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự lây lan của viêm nhiễm.
Với một hệ miễn dịch mạnh, cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mà không cần kích hoạt phản ứng viêm mạnh mẽ, từ đó hạn chế tình trạng sưng hạch không cần thiết. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch suy yếu, các hạch bạch huyết sẽ thường xuyên sưng tấy, cho thấy cơ thể đang nỗ lực chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.
*Nguồn: Sohu
Tin cùng SERIES Sống khỏe quà tặng cháu con
- Cụ bà thọ 110 tuổi mà không đau ốm, bí quyết sống khỏe chỉ gói gọn trong 3 điều đơn giản
- Cụ ông 91 tuổi phá kỷ lục thế giới khi thi 3 môn phối hợp: Thực đơn “trường thọ” toàn món dễ kiếm
- Bà cố của tôi là một người siêu thọ đến 115 tuổi và đây là lời khuyên của bà ấy để sống lâu khỏe mạnh
- Chàng trai Việt đem thứ "cả làng vứt đi" biến thành những món đồ thơm tho xinh xắn