Nợ xấu Big 4 năm 2024: Nợ có khả năng mất vốn của một nhà băng tăng hơn 50%

02/04/2025 07:53 AM | Ngân hàng - Tài chính

Đến cuối năm 2024, nợ xấu tại bốn ngân hàng quốc doanh lớn gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối, song tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát trong ngưỡng dưới 2%.

Theo báo cáo kiểm toán, Agribank là ngân hàng có tổng nợ xấu cao nhất nhóm, với 29.609 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ. Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ giảm lần lượt 29,4% và 30,4%. Riêng nợ có khả năng mất vốn tăng 16%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng.

Tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt hơn 2,05 triệu tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm trước. Cùng với đà tăng tín dụng, tổng nợ xấu (nhóm 3–5) của BIDV cũng tăng lên 29.036 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,41% tổng dư nợ, vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định.

Trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 19.801 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2023. Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, còn 3.671 tỷ đồng, và nợ nghi ngờ ổn định, ở mức 5.563 tỷ đồng.

Nợ xấu Big 4 năm 2024: Nợ có khả năng mất vốn của một nhà băng tăng hơn 50%- Ảnh 1.

Còn tại VietinBank, hết năm ngoái, tổng dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng hơn 16% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ xấu (gồm nhóm 3, 4, 5) là 20.989 tỷ đồng, tăng gần 1.380 tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên 2.817 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 4.824 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là 13.349 tỷ đồng – tăng mạnh gần 42% so với đầu năm. Với quy mô tín dụng hiện tại, tỷ lệ nợ xấu ước tính vào khoảng 1,22%.

Có dư nợ thấp hơn các nhà băng trên, tính đến hết năm 2024, dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank đạt hơn 1,44 triệu tỷ đồng, tăng gần 14%. Trong đó, tổng nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) là 13.964 tỷ đồng, tăng hơn 1.347 tỷ đồng so với năm 2023.

Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên 2.153 tỷ đồng, nợ nghi ngờ giảm mạnh xuống 1.519 tỷ đồng, trong khi nợ có khả năng mất vốn là 10.292 tỷ đồng, tăng khoảng 29% so với cùng kỳ. Dù vậy, với quy mô tín dụng hiện tại, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank vẫn duy trì ở mức dưới 1%, thuộc nhóm thấp nhất hệ thống ngân hàng.

Đánh giá về chất lượng tài sản của Vietcombank, Chứng khoán KBSV cho rằng, chất lượng tài sản của nhà băng "tiếp tục được cải thiện". "Bộ đệm dự phòng cao, đạt 223% giúp Vietcombank tăng tính linh động trong công tác dự phòng nợ xấu 2025", báo cáo viết.

Còn Công ty chứng khoán Mirae Asset dự báo, trong ngắn hạn, tổng dư nợ toàn ngành có thể giảm trong giai đoạn đầu năm khi tốc độ giải ngân tín dụng nhanh cuối 2024, đòi hỏi thời gian để nền kinh tế thực sự hấp thụ. Tuy nhiên, nửa sau năm 2025, tỷ lệ nợ xấu có thể cải thiện nhẹ.

Thảo Vân

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.