Nữ nhân viên văn phòng trải lòng vợ chồng 'tiền ai nấy giữ', có khoản tiết kiệm gần 1 tỷ đồng phải giấu nhẹm, CĐM ngán ngẩm: Có ngày 'tan cửa nát nhà'!

07/05/2024 15:59 PM | Sống

Khi đã là vợ chồng, mọi chi tiêu gia đình sẽ là "của chúng ta", chứ không phải "của tôi".

Thu chi trong gia đình luôn là vấn đề "đau đầu" của nhiều cặp đôi. Thông thường ở gia đình Việt, người vợ thường được giao nhiệm vụ "tay hòm chìa khoá", quán xuyến việc nhà, chi tiêu và đối nội, đối ngoại. Tuy nhiên cũng không ít gia đình, người chồng quản lý tiền bạc, thu vén gia đình. 

Cũng có trường hợp, thu nhập 2 vợ chồng sẽ không quy về một mối mà họ lập một tài khoản chung và chỉ gửi khoản tiền nhất định. Câu chuyện của chị M. đăng trên nhóm "Vén khéo" mới đây là trường hợp điển hình.

Chị M. cho biết, 2 vợ chồng chị đều là nhân viên văn phòng, có con học mẫu giáo. Thu nhập 2 vợ chồng không quy về một mối mà tiền ai nấy tiêu. Chồng chị lo tiền thuê nhà 6 triệu đồng/tháng, tiền điện nước, tiền bảo hiểm và một nửa tiền học của con, trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng. Còn chị M. lo một nửa tiền học của con, tiền sinh hoạt chi tiêu gia đình khoảng 12 triệu đồng/tháng. Thu nhập của chị M. là 20 triệu đồng/tháng. 

Nữ nhân viên văn phòng trải lòng vợ chồng 'tiền ai nấy giữ', có khoản tiết kiệm gần 1 tỷ đồng phải giấu nhẹm, CĐM ngán ngẩm: Có ngày 'tan cửa nát nhà'!  - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Vì không công khai thu nhập nên để phòng thân, chị M. cất một khoản tiết kiệm là 700 triệu đồng. Tuy nhiên do đợt trước, chồng làm ăn ngỏ ý muốn vay nên chị đã rút 300 triệu đồng cho chồng vay và nói là tiền đi vay hộ. Thế nhưng giờ chị M. đòi, chồng chị khất lần không trả. Chị cũng gạn hỏi công việc của chồng xem có khó khăn, bất trắc, thua lỗ hay không nhưng chồng chị nhất quyết không chia sẻ.

2 vợ chồng chị M. chưa có nhà nên chị cũng tỉ tê tâm sự với chồng, muốn cùng nhau gom tiền về một mối để cùng tiết kiệm mua nhà. Thế nhưng mỗi lần đề cập, chồng chị đều lảng tránh. Thấy giá nhà tăng cao từng ngày, chị M. càng thêm sốt ruột, lo lắng, chỉ muốn nhanh chóng có tiền mua nhà để sớm ổn định cuộc sống. 

Với số tiền 400 triệu đồng còn lại, giờ chị M. loay hoay không biết nên đầu tư vàng, bất động sản hay hình thức khác để nhanh chóng có lợi nhuận cao?

Trước câu chuyện của chị M., CĐM ái ngại nhất về việc 2 vợ chồng chị không chung chí hướng, sống dè chừng nhau, tiền bạc không về một mối, không sẵn sàng chia sẻ công việc với nhau. Là vợ chồng mà không công khai thu nhập, giấu diếm nhau thì sẽ khó làm nên được việc lớn. 

Nhiều người để lại ý kiến dưới phần bình luận như sau:

- Đây đâu gọi là vợ chồng mà là 2 người xa lạ thuê chung 1 phòng trọ. Khoản 300 triệu đồng bạn đưa chồng chưa chắc đã đòi được đâu, số còn lại cất kỹ đi để phòng thân. 

- Hai người xa lạ đến với nhau ban đầu vì tình yêu nhưng để duy trì và hình thành nên gia đình thì còn vì mục tiêu chung, đó là nuôi dạy con cái, mua nhà cửa, xe cộ,... Nếu cứ kiểu ai người nấy sống, việc ai nấy làm thì sẽ sớm "tan cửa nát nhà". 

- Tiền không quy về một mối sẽ rất ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Tôi lấy chồng đã 11 năm và đang chung cảnh ngộ đó, vợ chồng tôi ngủ riêng từ lâu, giờ chỉ hợp tác nuôi con thôi. 

Vì sao 2 vợ chồng nên quy tiền bạc về một mối?

Trong cuộc sống gia đình, bên cạnh những chi tiêu cá nhân của từng người còn rất nhiều các khoản chi khác đòi hỏi vợ chồng cùng chung tay chung sức lo lắng, đặc biệt trong việc mua sắm các tải sản lớn, nuôi dạy con cái,… Do đó nếu khi cưới nhau rồi mà các cặp vợ chồng vẫn tiền ai nấy giữ sẽ không tránh khỏi những xung đột xảy ra khi cần chi tiêu cho những việc chung. Đó là chưa kể đến thái độ hạch sách, kể công rằng chồng làm nhiều tiền hơn hay vợ làm ra nhiều tiền hơn.

Nữ nhân viên văn phòng trải lòng vợ chồng 'tiền ai nấy giữ', có khoản tiết kiệm gần 1 tỷ đồng phải giấu nhẹm, CĐM ngán ngẩm: Có ngày 'tan cửa nát nhà'!  - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Chính vì vậy, tốt nhất, ngay khi cưới, tiền bạc trong gia đình phải quy về một mối để cùng nhau lo toán, gánh vác, chia sẻ ghánh nặng tài chính của gia đình. Khi đó bạn sẽ hạch toán ra được tổng thu nhập của cả gia đình là bao nhiêu, cần tiết kiệm bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu,… Có như thế, tình hình kinh tế gia đình mới có thể vượt qua những khó khăn, vững bền và hưng thịnh lên mỗi ngày. 

Khi đã là vợ chồng, mọi chi tiêu gia đình sẽ là "của chúng ta", chứ không phải "của tôi".  Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế không đơn giản chút nào. Khi bạn nói "của chúng ta" là thể hiện tình cảm khăng khít, sự cộng đồng trách nhiệm vì cả gia đình lớn chứ không vì bản thân ai cả. Dù chồng hay vợ làm ra nhiều tiền hơn thì tiền đó cũng là "của chúng ta", của hai vợ chồng. 

Một khi tư tưởng đã thống nhất, bạn sẽ không có bất cứ sự so sánh nào về việc ai kiếm được nhiều tiền hơn mà bạn chỉ nghĩ làm thế nào để kiếm được nhiều tiền để làm "dày" thêm ngân sách gia đình. 

Nữ nhân viên văn phòng trải lòng vợ chồng 'tiền ai nấy giữ', có khoản tiết kiệm gần 1 tỷ đồng phải giấu nhẹm, CĐM ngán ngẩm: Có ngày 'tan cửa nát nhà'!  - Ảnh 3.

Tổng hợp

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM