Nước ASEAN chia thành 16 đơn vị hành chính, GDP nơi giàu nhất đạt gần 100 tỷ USD

01/04/2025 11:32 AM | Kinh tế vĩ mô

Đây là nước có công nghiệp hóa cao.

Nước ASEAN chia thành 16 đơn vị hành chính, GDP nơi giàu nhất đạt gần 100 tỷ USD- Ảnh 1.

Malaysia là một quốc gia ở Đông Nam Á và cũng là thành viên của ASEAN. Đất nước này theo chế độ quân chủ lập hiến liên bang được chia tách thành hai khu vực: Bán đảo Malaysia và Đông Malaysia trên đảo Borneo.

Trong đó, Bán đảo Malaysia có chung biên giới trên bộ và trên biển với Thái Lan và biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam và Indonesia. Còn phần Đông Malaysia có chung biên giới trên bộ với Brunei và Indonesia, cũng như biên giới trên biển với Philippines và Việt Nam. Hiện nay, Kuala Lumpur là thủ đô quốc gia, thành phố lớn nhất của đất nước và là trụ sở của nhánh lập pháp của chính phủ liên bang. Còn Putrajaya là thủ đô hành chính liên bang, nơi này đặt trụ sở của cả nhánh hành pháp (Nội các, các bộ liên bang và các cơ quan liên bang) và nhánh tư pháp của chính phủ liên bang.

Với dân số hơn 34 triệu người, đất nước này là quốc gia đông dân thứ 42 trên thế giới.

Hiện nay, lãnh thổ Malaysia bao gồm 13 tiểu bang và 3 lãnh thổ liên bang. Trong đó, 11 tiểu bang và hai lãnh thổ liên bang nằm trên Bán đảo Mã Lai, hay còn gọi là Bán đảo Malaysia hoặc Tây Malaysia. Hai tiểu bang và một lãnh thổ liên bang nằm trên đảo Borneo hay Đông Malaysia. Trong số 13 tiểu bang ở Malaysia, 9 tiểu bang là chế độ quân chủ.

Mỗi tiểu bang sẽ có cách chia đơn vị hành chính khác nhau. Tuy nhiên, đa số cấp dưới bang sẽ là quận, dưới quận sẽ có thành phố và/hoặc xã. Không phải địa phương nào cũng được gắn danh xưng "thành phố".

Nước ASEAN chia thành 16 đơn vị hành chính, GDP nơi giàu nhất đạt gần 100 tỷ USD- Ảnh 2.

Malaysia là nhà nước quân chủ lập hiến liên bang, hiện nay có 13 tiểu bang và 3 lãnh thổ liên bang.

Chẳng hạn, bang Johor ở miền Nam Bán đảo Malaysia, giáp Singapore, chia thành 10 quận. Bang Selangor có 9 quận, Penang có 5 quận. Trong khi đó, vẫn có bang không có cấp quận mà được chia xuống thành cấp xã như Perlis, tiểu bang nhỏ nhất theo diện tích ở Malaysia, không được chia thành các quận hành chính mà được chia thành 22 xã.

Còn Sabah, một bang ở Tây Malaysia, lại được chia thành các vùng, dưới vùng mới là quận. Cụ thể, tiểu bang này có 5 đơn vị hành chính vùng (Bờ Tây, Trung tâm, Kudat, Sandakan, Tawau). Bên dưới các khu vực này là 27 quận.

Các bang Malaysia có sự tăng trưởng và giàu có không đồng đều

Nền kinh tế của Malaysia là một nền kinh tế hỗn hợp mới nổi và đang phát triển, có thu nhập trung bình khá, công nghiệp hóa cao. Nền kinh tế này đứng thứ 36 trên thế giới về GDP danh nghĩa, tuy nhiên, khi đo bằng sức mua tương đương, GDP của nước này tăng lên thứ 30. Năng suất lao động của người lao động Malaysia cao thứ ba trong ASEAN và cao hơn đáng kể so với Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Theo Ngân hàng Quốc gia Malaya (là ngân hàng trung ương của nước), trong cả năm 2024, nền kinh tế Malaysia tăng trưởng 5,1% vào năm 2024 (2023: 3,6%), do nhu cầu trong nước tiếp tục mở rộng và xuất khẩu phục hồi.

Trong nước, tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu hộ gia đình mạnh hơn phản ánh điều kiện thị trường lao động thuận lợi, các biện pháp chính sách hỗ trợ hộ gia đình. Ngoài ra, việc phê duyệt đầu tư mạnh mẽ và tiến độ triển khai liên tục của các dự án ở khu vực tư nhân và công cộng đã tạo thêm động lực cho tăng trưởng đầu tư.

Với tác động bên ngoài, xuất khẩu phục hồi trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu ổn định, chu kỳ nâng cấp công nghệ tiếp tục cũng như lượng khách du lịch và chi tiêu cao hơn. Điều này đã hỗ trợ cho tài khoản vãng lai, dẫn đến thặng dư liên tục là 1,7% GDP vào năm 2024 (1,5% vào năm 2023).

Theo IMF, năm 2025, GDP của Malaysia sẽ đạt 488,25 tỷ USD.

Đó là nền kinh tế toàn quốc, giữa các bang Malaysia có sự tăng trưởng và giàu có không đồng đều . Theo số liệu năm 2023, Selangor đóng góp 25,9% GDP của Malaysia, tiếp theo là Kuala Lumpur (15,9%) và Johor (9,5%). Trong khi đó, GDP bình quân đầu người cũng thay đổi rất nhiều, với Kuala Lumpur, Labuan, Penang và Sarawak được xếp vào nhóm nền kinh tế có thu nhập cao tính đến năm 2022.

Cụ thể, tính theo GDP 2023, Selangor là bang giàu nhất Malaysia, với hơn 98,7 tỷ USD. Con số này của năm 2022 là 95,8 tỷ USD. Thủ đô Kuala Lumpur có GDP 2023 đạt 60,8 tỷ USD, năm trước đó là 59,7 tỷ USD. Trong khi đó, lãnh thổ liên bang Labuan có GDP năm 2023 thấp nhất Malaysia, hơn 1,8 tỷ USD.

Theo Dy Khoa

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.