PGS.TS Bùi Anh Tuấn: “Giáo dục Việt Nam có thể sánh vai cùng thế giới”

01/10/2021 19:30 PM | Sống

Vừa qua, Phí Lan Anh - sinh viên trường ĐH Ngoại thương đã xuất sắc giành được điểm số cao nhất toàn cầu ở môn Báo cáo Tài chính. Đây là thành tích đáng tự hào cho thấy giáo dục đại học ở Việt Nam đang có bước tiến mới, theo sát chuẩn mực thế giới.

Nhân sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương (FTU) xoay quanh vấn đề quốc tế hóa giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay.

Theo thống kê của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA), tỷ lệ đỗ hàng kỳ của môn BCTC trên toàn cầu chỉ xấp xỉ ở mức 50%. Thành tích em Phí Lan Anh đã đạt được quả thực rất đáng tự hào!

Thành tích của em Lan Anh với điểm số đạt 97/100, xếp vị trí cao nhất thế giới không chỉ là niềm tự hào với cá nhân sinh viên, gia đình, mà còn là hạnh phúc của đội ngũ các thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán và trường ĐH Ngoại thương nói chung. Ngoài độ khó thể hiện qua tỷ lệ đỗ hàng kỳ, để vượt qua kỳ thi, học viên không chỉ cần nắm rõ lý thuyết BCTC mà còn phải biết áp dụng vào tình huống thực tế. Đây cũng là mục tiêu giáo dục mà chúng tôi đang hướng đến.

Để xây dựng một chương trình đào tạo theo sát thực tiễn chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế, cách nhanh nhất chính là tích hợp với các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, FTU là ĐH tiên phong tích hợp toàn bộ 9 môn cấp độ nền tảng của ACCA vào giảng dạy. Từ khi triển khai, số lượng sinh viên của trường có thành tích điểm thi cao nhất Việt Nam tăng mạnh mẽ, có tới 30 lượt Prize Winner – học viên ACCA đạt điểm thi cao nhất môn, trong đó nhiều em nằm trong thứ hạng Top10 thế giới. Đặc biệt, rất nhiều sinh viên sau tốt nghiệp đã được tuyển vào các doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có hơn 60 sinh viên làm việc cho các công ty thuộc nhóm "Big 4" về lĩnh vực kiểm toán. Từ thành công của chương trình ACCA, chúng tôi đã tự tin nhân rộng mô hình hợp tác, phát triển các chương trình đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp quốc tế đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường có định hướng ra sao để đào tạo sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn "công dân toàn cầu"?

Quốc tế hóa giáo dục được coi là thế mạnh và trọng tâm phát triển tại trường ĐH Ngoại thương. Các chương trình đào tạo mới xây dựng đều nhằm giúp sinh viên tiếp cận với tiêu chuẩn của tổ chức nghề nghiệp quốc tế, đặc biệt nhà trường đang tích cực chuẩn bị vận dụng một cách linh hoạt chuyển đổi số trong hoạt động giảng dạy và học tập; tạo môi trường mở cho sinh viên; kích thích khả năng sáng tạo và đổi mới tư duy để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh mô hình giáo dục truyền thống, chúng tôi còn hợp tác với các đối tác nước ngoài xây dựng mô hình đại học "ảo" tận dụng những thành tựu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Hiện học phần đầu tiên đã được đưa vào giảng dạy là "Trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh" với sự tham gia giảng dạy của những giáo sư hàng đầu thế giới.

Nhân lúc đang nói về "Tinh thần giáo dục", giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

Tôi cho rằng, mỗi nền giáo dục đều có một triết lý và quy chuẩn riêng phù hợp, song hành với văn hóa bản địa. Xếp hạng quốc tế cũng là cách giúp chúng ta biết mình đang ở đâu nhưng quan trọng hơn cả phải hướng đến mục tiêu đào tạo đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội. Mặc dù còn một số bất cập nhưng tôi tin khi được đầu tư nghiêm túc, chất lượng giáo dục của chúng ta không hề thua kém bất cứ quốc gia nào. Thành tích của em Lan Anh là một ví dụ! Với xu hướng quốc tế hóa giáo dục đồng thời vẫn đảm bảo cải tiến, phát triển để phù hợp với thực tế đất nước, giáo dục Việt Nam có thể tự tin sánh vai cùng thế giới.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: “Giáo dục Việt Nam có thể sánh vai cùng thế giới” - Ảnh 1.


Ông Pulkit Abrol - Giám đốc khu vực ASEAN ANZ, ACCA: "Mối quan hệ hợp tác giữa trường ĐH Ngoại thương và ACCA có ý nghĩa quan trọng giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình trong việc hỗ trợ nhân sự ngành Kế toán - Kiểm toán nâng cao chất lượng chuyên môn đồng thời đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Chúng tôi rất vinh dự khi được duy trì và mở rộng quan hệ chiến lược với trường. Với chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng đã được chứng minh và công nhận trên toàn cầu, ACCA sẽ giúp sinh viên của trường chuẩn bị hành trang vững chãi cho sự nghiệp tương lai.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Ứng dụng gọi xe sắp vào Việt Nam tuyên bố 'phá vỡ sự thống trị của Grab', liệu số phận có giống GoJek, Baemin?

“Gã khổng lồ” gọi xe công nghệ mới này vừa thông báo tuyển dụng nhân sự, tài xế tại TPHCM.

KIDO kiện, Tòa án cấm KIDO Foods sử dụng thương hiệu kem Celano, Dat Viet Media không được quảng cáo trong Anh trai Say Hi và 2 Ngày 1 đêm

KIDO cho biết các thương hiệu Merino và Celano mà KIDO Foods đang sử dụng để kinh doanh vẫn là thương hiệu do Tập đoàn sở hữu. Hiện KIDO sở hữu 49% và Nutifood sở hữu tỷ lệ chi phối 51% cổ phần KDF.

Canh bạc đầu năm mới của Elon Musk: Vay ngân hàng 50 tỷ USD để mua TikTok?

Sức ảnh hưởng của Elon Musk lên cả 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới khiến tỷ phú giàu nhất hành tinh trở thành một lựa chọn hợp lý.

Bản đồ tỷ đô tại Hà Nội: Hoàn Kiếm là địa bàn của nhóm Ngân hàng, 1 công ty họ Vingroup chuyển nhà phút chót, lý do FPT 'ôm' Cầu Giấy

Có 27 doanh nghiệp tỷ đô đăng ký trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Hoàn Kiếm là quận có nhiều trụ sở các đơn vị tỷ đô nhất với tổng giá trị vốn hóa thị trường là 56,2 tỷ đô, lớn vượt trội so với các khu vực khác.