Nghệ thuật “tố cáo” trong tổ chức (P2)

10/06/2015 14:11 PM | Quản trị

Làm thế nào để bạn biết khi nào thì lời "tố cáo" của bạn có giá trị hay không? Bạn có thể bảo vệ mình khỏi những hậu quả có thể đến khi bạn tố cáo một hành động xấu? Và khi bạn quyết định nói điều gì đó, bạn sẽ nói gì và nói với ai?

Cân nhắc thiệt hơn

Về vấn đề này, Detert cho rằng: "Mỗi ưu hay nhược điểm đều có thể quyết định vấn đề nào chúng ta sẽ nói thẳng ra", vì vậy, hãy xem xét tình hình của bạn một cách cẩn thận. Điều gì sẽ là giá trị của việc nói thẳng ra? Những gì sẽ là hậu quả sẽ là nếu bạn không nói?

Một trong những ưu điểm lớn nhất khi bạn nói thẳng vấn đề là việc bạn có thể cứu vãn việc kinh doanh, đặc biệt là nếu các hành vi phi đạo đức đặt công ty vào nguy cơ của một vụ kiện, làm tổn hại mối quan hệ với các khách hàng quan trọng, hoặc mất tiền. Bạn cũng có thể cảm thấy tốt hơn cho bản thân nếu bạn không giữ im lặng. Detert nói rằng các nghiên cứu đã chỉ ra những người hối tiếc vì không hành động nhiều hơn so với những gì họ đã làm.

Những nhược điểm có thể tùy vào tình huống nhưng có thể bao gồm một thực tế rằng tình hình có thể sẽ chẳng thay đổi hoặc bạn có thể mất công việc đang đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Theo Gentile thì: "Có thể có những lúc và hoàn cảnh mà bạn không lên tiếng vì những mặt tích cực không nhiều hơn những điều tiêu cực". Thêm vào đó, Detert cho rằng: "Chúng ta đang sống trong một xã hội mà hầu hết chúng ta đều phụ thuộc vào người sử dụng lao động vì tiền lương và các quyền lợi, và chúng ta cũng không có đủ sức mạnh để thốt ra những điều đạo đức. Không ai trong chúng ta sẽ có thể lên tiếng về mọi vấn đề đạo đức xảy ra. Tất cả chúng ta đều thỏa hiệp trong những vấn đề đó."

Nói chuyện với người gây ra vấn đề đầu tiên

Cả Detert và Gentile đều đồng ý rằng khi bạn nghi ngờ một người nào đó có các hành động trái đạo đức, trong hầu hết các trường hợp, bạn nên nói chuyện với họ trước. Bạn có thể bị cám dỗ để thỏa hiệp với họ, nhưng sẽ tốt hơn khi mang lại cho họ những lợi ích của sự nghi ngờ và giả định rằng, khi họ thấy được những hành động của họ được người khác nhìn nhận như thế nào, họ sẽ thay đổi.

Hãy cho họ cơ hội để sửa chữa lỗi lầm hay chí ít là giải thích cho bạn trước khi bạn có các hành động quyết liệt hơn. Nhưng phải nói rằng, nếu sự vi phạm đạo đức ngề nghiệp lên đến mức đặc biệt nghiêm trọng với hậu quả nghiêm trọng, bạn có thể cần phải gặp sếp, nói chuyện với phòng nhân sự, hoặc gọi cho đường dây nóng của công ty ngay lập tức.

Kể lại cho ai đó

Nếu bạn quyết định nói điều gì đó với đồng nghiệp của bạn, đừng không chuẩn bị gì cả. Gentile khuyên: "Hãy dành một ít thời gian với một người tin cậy, người am hiểu bạn hoặc một người bạn tốt - một người nào đó bạn có thể kể chuyện với tâm lý không cần đề phòng, cởi mở - để kiểm tra lý luận của bạn và xây dựng một kế hoạch hành động".

Nếu bạn xây dựng sự tự tin bằng cách luyện tập, sau đó bạn sẽ có nhiều năng lượng để tham gia vào các cuộc đối thoại. Và "bạn sẽ không cần phải luyện tập nhiều trong tương lai, khi cùng một loại vấn đề xảy ra".

Không cáo buộc

Vào thẳng chủ đề bằng cách nói rằng: "Tôi nghĩ rằng những gì bạn đang làm là sai", hay một bài giảng về đạo đức có thể gây phản tác dụng. Bà Gentile cho rằng: "Điều đó dẫn người khác đến trạng thái phật lòng và phòng thủ lại - không phải vì họ thiếu đạo đức mà còn vì họ là con người". Detert giải thích điều đó rằng: "Một điểm bắt đầu tốt sẽ là việc bạn nên đặt câu hỏi thay vì cáo buộc", hãy sử dụng các cụm từ như: "Bạn có thể giúp tôi hiểu ..." hoặc "Bạn có thể giúp tôi thấy lý do tại sao bạn không lo lắng ...".

Detert nêu ra hai lý do tại sao phương pháp này sẽ hiệu quả: đầu tiên, "có khả năng là họ không biết họ đang làm gì đó sai và câu hỏi của bạn có thể làm họ thấy được vấn đề"; thứ hai, đặt câu hỏi là "một cách hợp lý an toàn để xác định mục tiêu là bạn đang mở đúng con đường để đối thoại hoặc liệu bạn cần theo đuổi con đường khác hay không."

Trong trường hợp tốt nhất, đồng nghiệp của bạn có thể trả lời bằng cách nói rằng: "Ồ, tôi đã không nghĩ về nó theo cách đó", và sau đó họ thay đổi hành vi của mình - vấn đề đã được giải quyết.

Hoặc anh ta có thể bắt đầu hợp lý hóa hành động của mình: "Điều này luôn luôn là việc chúng ta sẽ hoàn thành nó như thế nào" hay "Bạn đang không nhìn thấy những bức tranh toàn cảnh". Trong trường hợp này, nếu bạn muốn sắp xếp riêng tư và khiến họ không cảm thấy bị cáo buộc thì Detert gợi ý bạn nên nói giống như: "Tôi chỉ hỏi vì tôi quan tâm đến bạn và tôi không muốn bạn gặp rắc rối" hoặc "Tôi biết chúng ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung đó, tôi chỉ muốn giúp đỡ và chắc chắn rằng chúng ta đã đi đúng hướng" hay là "Tôi muốn chắc chắn chúng ta đang bảo vệ uy tín của tổ chức". Nếu đồng nghiệp của bạn tin bạn đang đứng về phía họ, họ có nhiều khả năng để thay đổi suy nghĩ của họ về hành vi của họ.

Quyết liệt khi cần thiết

Rất có thể đồng nghiệp của bạn sẽ phản ứng tiêu cực cho câu hỏi và nói điều gì đó như "Chúng ta không cần nói về nó nữa" hay "Hãy chú ý đến việc riêng của bạn". Nếu điều đó xảy ra, bước tiếp theo là hãy tự hỏi: Tôi có muốn nói chuyện này với người khác không? Hay tôi để vụ này chìm xuống? và "Chỉ có bạn mới có thể quyết định thôi" - Detert nói. Nếu bạn muốn theo đuổi nó, bạn có thể sắp xếp một cuộc gặp với sếp của bạn và một lần nữa hãy coi nó như là việc thu thập thông tin.

Bạn có thể nói: "Tôi muốn chia sẻ những gì tôi nhìn thấy. Tôi thấy không thoải mái với vấn đề đó và tôi muốn biết quan điểm của sếp". Nếu sếp của bạn không quan tâm, bạn sẽ cần phải quyết định có đáng để quyết liệt hơn về vấn đề này hay không. Tại mỗi bước của con đường, hãy mở lòng với những gì bạn nghe được. "Bạn có thể thấy rằng bạn đã không nhận thức được những gì đang xảy ra và một khi bạn có thêm thông tin, quan điểm riêng của bạn có thể thay đổi", Detert khuyên.

Hãy bảo vệ bản thân

Theo Detert thì: "Chúng tôi biết rằng trả thù người tố cáo là có thật". Bạn sẽ có lẽ không bao giờ được trong một tình huống mà 100% là an toàn khi bạn nói ra sự thật. Vì vậy, Gentile khuyên hãy "suy nghĩ về việc tự bảo vệ mình như thế nào". Bà khuyên rằng hãy giữ các bằng chứng ghi âm, ghi hình và tìm thêm những đồng minh để hỗ trợ bạn khi mọi thứ không đi đến đâu cả.

Nguyên tắc cần nhớ

Nên:

- Hiểu quan điểm của đông nghiệp – tại sao họ lại hành động như vậy?

- Cân nhắc những lợi ích của việc nói ra những điều cần thiết để hạn chế những hậu quả tiềm tàng sau này.

- Hãy kể lại cho ai đó về điều bạn định nói trước khi công khai làm điều đó.

Không nên:

- Hợp lý hóa hành vi bạn thấy chỉ vì bạn sợ nó sẽ dẫn đến những cuộc đối thoại khó khăn.

- Lao thẳng đến phòng nhân sự hay phòng sếp khi chưa chuẩn bị cho tình huống này – hãy cố gắng nói chuyện với đồng nghiệp trước đã.

- Cáo buộc vấn đề đạo đức ­— hãy hỏi và biến cuộc đối thoại như là việc bạn đang trao đổi thêm thông tin.

Phạm Thế Mạnh

Cùng chuyên mục
XEM