"Sai lầm thì đã sao, chỉ là bài học thôi mà" - Lối tư duy khác biệt của người làm kinh doanh thành công

24/11/2016 07:26 AM | Kinh doanh

Doanh nhân, có lẽ hơn ai hết, là những người rất thích nói về sai lầm của mình. Họ được trang bị để coi thất bại như một trải nghiệm học hỏi chứ không phải là kết thúc của một cái gì đó.

Doanh nhân, có lẽ hơn ai hết, là những người rất thích nói về sai lầm của mình. Họ được trang bị để coi thất bại như một trải nghiệm học hỏi chứ không phải là kết thúc của một cái gì đó. Một lần vấp ngã chỉ là một điểm dữ liệu hữu ích (dù đau đớn) trên con đường dẫn đến thành công. Vậy thì cách nhìn nhận mọi việc của một doanh nhân sẽ khác biệt như thế nào?

Công ty điều tra thị trường Ipsos đã tiếp cận 1007 người vào tháng 8 vừa qua, và hỏi xem họ có tự coi mình là những doanh nhân hay không, tiếp đó yêu cầu họ đưa ra phản ứng cho một loạt các thử thách kinh doanh. Kết quả là: Các doanh nhân có sự can trường nổi bật hơn hẳn.

Trong một câu hỏi với các thử thách được đưa ra – từ buộc phải đóng cửa doanh nghiệp cho đến cắt giảm nhân sự - và hỏi xem họ có coi đây là một thất bại hay không. Họ trả lời như sau:

Những người nói "Không, đây không phải một sự thất bại".

Trong một câu hỏi khác, một loạt các thử thách được đưa ra với câu hỏi, "Đây có phải là thử thách lớn nhất khi mở một doanh nghiệp?". Và đây là các câu trả lời.

Những người nói "Không, đây không phải là một trở ngại lớn".

Trong cả 2 câu hỏi, kết quả đều gần như thống nhất: Khi được đặt trước một tình huống có vẻ khó khăn, các doanh nhân ít khi coi đó là giới hạn. Ngoại lệ duy nhất, thật đáng ngạc nhiên, lại là quản lý nhân viên. Có lẽ nó cho thấy một điều mà mọi doanh nhân đều biết rõ: Quản lý người khác là cực kỳ khó khăn.

Một câu hỏi cũng được đặt ra như sau: Phản ứng tối ưu nhất khi doanh nghiệp thất bại là gì? Các câu trả lời thu được khá thú vị.

Câu trả lời: "Triển khai một phiên bản đã được cải thiện của chính doanh nghiệp cũ"

Doanh nhân: 32%

Người khác: 25%

Câu trả lời 2: "Làm cái gì đó mới hoàn toàn"

Doanh nhân: 32%

Người khác: 42%

Điều này cho chúng ta thấy gì? Ai cũng dễ dàng đoán ra được: Doanh nhân là những người rất cứng đầu. Và không như phần đông chúng ta, họ không dễ dàng từ bỏ.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Ứng dụng gọi xe sắp vào Việt Nam tuyên bố 'phá vỡ sự thống trị của Grab', liệu số phận có giống GoJek, Baemin?

“Gã khổng lồ” gọi xe công nghệ mới này vừa thông báo tuyển dụng nhân sự, tài xế tại TPHCM.

KIDO kiện, Tòa án cấm KIDO Foods sử dụng thương hiệu kem Celano, Dat Viet Media không được quảng cáo trong Anh trai Say Hi và 2 Ngày 1 đêm

KIDO cho biết các thương hiệu Merino và Celano mà KIDO Foods đang sử dụng để kinh doanh vẫn là thương hiệu do Tập đoàn sở hữu. Hiện KIDO sở hữu 49% và Nutifood sở hữu tỷ lệ chi phối 51% cổ phần KDF.

Canh bạc đầu năm mới của Elon Musk: Vay ngân hàng 50 tỷ USD để mua TikTok?

Sức ảnh hưởng của Elon Musk lên cả 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới khiến tỷ phú giàu nhất hành tinh trở thành một lựa chọn hợp lý.

Bản đồ tỷ đô tại Hà Nội: Hoàn Kiếm là địa bàn của nhóm Ngân hàng, 1 công ty họ Vingroup chuyển nhà phút chót, lý do FPT 'ôm' Cầu Giấy

Có 27 doanh nghiệp tỷ đô đăng ký trụ sở tại thủ đô Hà Nội. Hoàn Kiếm là quận có nhiều trụ sở các đơn vị tỷ đô nhất với tổng giá trị vốn hóa thị trường là 56,2 tỷ đô, lớn vượt trội so với các khu vực khác.