Khi chạy trốn người phương Tây, Từ Hi Thái hậu đã vứt rất nhiều của cải xuống giếng, vì sao đến giờ vẫn không ai dám vớt?

13/09/2021 15:14 PM | Sống

Lý do gì khiến những báu vật dù ở ngay dưới giếng nhưng không ai dám vớt lên?

Phần lớn cuộc đời của Từ Hi Thái Hậu đều sống trong xa hoa, hoang phí, tuy nhiên vào thời kỳ cuối nhà Thanh lại gặp nguy khốn.

Những người có địa vị ở các nước phương Tây không nể sợ Từ Hi, khi Liên quân tám nước tiến vào Bắc Kinh, vị Thái hậu này đã khiếp sợ đến nỗi phải cấp tốc bỏ chạy giữa đêm.

Vì thời gian gấp rút, Từ Hi Thái hậu không thể mang theo hết toàn bộ của cải tiền bạc, đành phải ném rất nhiều châu báu, trang sức xuống giếng sâu trong Cố cung (thời Minh Thanh gọi là Tử Cấm Thành).

Những ngày trốn chạy các nước phương Tây là khoảng thời gian thảm bại, nhếch nhác nhất của Từ Hi.

Lúc đầu vị Thái hậu không thể chịu đựng nổi những tháng ngày "mất thể diện" này, tuy nhiên sau mấy ngày đói khát, lạnh cóng, bà đành thỏa hiệp, chịu ăn rau dại cùng với cung nữ, thái giám để thỏa mãn cơn đói, đồng thời phải sống trong một căn nhà hoang đổ nát với đám tùy tùng để tránh gió rét.

Trên đường tháo chạy, Từ Hi không thể mang quá nhiều ngân lượng, kể cả có mang rất nhiều tiền của bên người cũng không có chỗ dùng, bởi khắp nơi đều là những người tháo chạy, lúc này không có gì quý hơn tính mạng.

Khi chạy trốn người phương Tây, Từ Hi Thái hậu đã vứt rất nhiều của cải xuống giếng, vì sao đến giờ vẫn không ai dám vớt? - Ảnh 1.

Từ Hi Thái hậu.


Chỉ đến khi chạy đến nơi an toàn, có quan lại tại địa phương tiếp đón, bà mới được trở lại cuộc sống xa xỉ.

Cho đến sau khi Lý Hồng Chương và quần thần thương lượng, đàm phán xong với các nước phương Tây, Từ Hi Thái Hậu mới trở về Kinh Thành, quay lại với vị trí Thái hậu quyền cao chức trọng oai phong vô hạn.

Và đến lúc này, những bảo vật quý hiếm bị vứt bỏ trước đó vẫn nằm yên dưới giếng, không ai vớt lên dù người trong cung ai cũng biết.

DƯỚI GIẾNG CÓ NHIỀU CHÂU BÁU, TẠI SAO KHÔNG AI DÁM VỚT?

Thực ra lý do cũng không có gì khó hiểu. Lúc đầu vội vã tháo chạy khỏi kinh thành, chắc hẳn không ai có thời gian để nghĩ đến những châu báu đó.

Đến khi quay trở lại được kinh thành, ban ngày lẽ đương nhiên là không ai dám vớt vì sợ bị người bên trên phát hiện, khó giữ được mạng sống.

Mà cứ cho là không chết thì những vật dụng được vớt lên đó cũng không thuộc về bản thân họ, như vậy chẳng phải là đã phí công đi làm một việc vô ích sao, việc như thế mấy ai sẵn sàng làm?

Hơn nữa trong hoàng cung cũng không thiếu đồ xa xỉ, sẽ chẳng ai mà đi vớt những thứ có thể khiến bản thân bị mất mạng bao giờ.

Về ban đêm lại càng đáng sợ. Tử Cấm Thành khi đó chẳng khác gì một "thành ma" đìu hiu, u ám, chẳng ai dám đi vớt báu vật dưới giếng giữa đêm khuya, để rồi mất mạng như chơi.

Tại sao lại nói Tử Cấm Thành như một tòa "thành ma"?

Bởi lẽ sau khi Từ Hi Thái hậu tháo chạy, Tử Cấm Thành trở nên hỗn loạn, một số cung nữ, phi tần sợ bị sỉ nhục nên nhảy xuống giếng tự vẫn.

Khi chạy trốn người phương Tây, Từ Hi Thái hậu đã vứt rất nhiều của cải xuống giếng, vì sao đến giờ vẫn không ai dám vớt? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.


Không chỉ vậy trước khi chạy trốn, bà con cố tình sai người ném Trân phi là sủng phi của Quang Tự đế xuống giếng, bắt nàng phải chết. Những điều đáng sợ như thế vừa xảy ra không lâu, liệu có ai không bị ám ảnh mà tránh xa những miệng giếng?

Nơi báu vật được vứt xuống toàn là âm khí nặng nề, thực tế này cũng khiến cho những người sống không khỏi cảm thấy ớn lạnh, sợ hãi khi nghĩ đến việc vớt chúng lên.

Và cho đến tận ngày nay, vẫn còn tồn tại không ít lời đồn đại liên quan đến Cố cung.

Nghe nói, mỗi khi đêm đến, chiếc giếng trong cung luôn phát ra tiếng khóc, nếu tò mò nhìn vào sẽ bị những "linh hồn ma quỷ" kéo xuống giếng không thoát ra được.

Tuy nhiên cho đến nay, những thông tin như thế này vẫn chỉ được xếp ở dạng tin đồn truyền miệng, không có căn cứ chính xác.

Theo trang QQ (Trung Quốc), số báu vật bị vứt xuống đáy giếng trong Cố cung đến nay vẫn chưa được vớt lên.

Sở dĩ việc này không được thực hiện, mục đích là để tránh gây tổn hại đến những công trình mang tính chất lịch sử cổ xưa.

*Bài viết tham khảo từ trang QQ (Trung Quốc)


Nam Anh

Cùng chuyên mục
XEM