Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ

10/11/2016 22:00 PM | Kinh doanh

Sếp tồi khiến công ty rối loạn. Vài người thể hiện sự kém cỏi một cách lộ liễu, một số người khác âm thầm hủy hoại nhân viên hay lợi dụng nhân viên làm bàn đạp tiến thân. Dù cho cách thức như thế nào, thì sếp tồi cũng trực tiếp làm trì trệ sự phát triển của công ty.

Bài viết này nói về giải pháp ứng phó với các kiểu sếp khó tính của Tiến sĩ Travis Bradberry, nhận được sự ủng hộ tích cực khi thu hút hơn 300.000 lượt xem trên mạng xã hội LinkedIn. Ông cũng là tác giả nổi tiếng thế giới với quyển Emotional Intelligence 2.0, được dịch ra 25 thứ tiếng và phát hành ở 150 quốc gia.

Căng thẳng thì chả tốt lành gì cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, làm việc với sếp tồi làm tăng cơ hội mắc bệnh tim lên đến 50%.

Người thành công là người biết chuyển bại thành thắng hay ít nhất là "sống chung với lũ". Sau đây là 7 kiểu sếp tồi phổ biến và cách để làm việc hiệu quả hơn với họ.

1. "Bạn tốt" bất thường

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 1.

Đây là kiểu sếp đặc biệt tỏ ra thân thiện với riêng bạn hoặc cá nhân nào đó mà không vui vẻ, gắn bó với cả nhóm. Sếp nhiều lần mời bạn đi chơi riêng và kéo bạn tham gia vào các tin đồn văn phòng không cần thiết. Sếp dùng ảnh hưởng của mình ở nơi làm việc để "kết bè phái". Sếp thiên vị và tạo ra chia rẽ giữa các nhân viên, khiến mọi người thất vọng vì không được chú ý và tôn trọng đúng mức.

Sếp kiểu này cũng không thể đưa ra những quyết định khó khăn liên quan đến người lao động như sa thải những người cần phải bị sa thải.

Đối phó: Với kiểu sếp này, tốt nhất là bạn học cách thiết lập những ranh giới vững chắc. Một khi ý thức và chủ động thiết lập ranh giới, bạn có thể giành quyền kiểm soát tình hình.

Ví dụ, bạn có thể thân thiện với sếp ở công ty nhưng vẫn không ngại từ chối các cuộc giao lưu sau giờ làm việc.

Điều khó nhất là duy trì tính thống nhất với các ranh giới mà bạn đặt ra, ngay cả khi sếp gây áp lực liên tục. Tránh xa khỏi những hành vi bạn cho là không phù hợp, bạn vẫn có thể thành công trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với sếp.

Ngoài ra, bạn không nên dựng nên những ranh giới không cần thiết khiến bạn bị đánh giá là thiếu thân thiện. Hãy để sếp nhìn nhận bạn như một người tử tế và được việc.

2. Nhà quản lý việc gì cũng muốn nhúng tay vào

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 2.

Các nhà quản lý vi mô tập trung quá nhiều sự chú ý đến chi tiết nhỏ và khiến nhân viên cảm thấy chán nản, thất vọng, và thậm chí là khó chịu.

Kiểu sếp này khiến bạn cảm thấy như thể đang bị theo dõi liên tục. Sếp nghĩ rằng bạn cần cải thiện chữ viết tay, thế là sếp vứt ngay cây bút chì kiểu cũ sau khi hết giờ làm việc và buộc bạn dùng bút chì bấm. Sếp thậm chí đã trả lại bản báo cáo 20 trang vì bạn chưa canh dòng đều đặn.

Đối phó: Người thành công thuyết phục sếp kỹ tính bằng cách chứng minh mình là người linh hoạt, tự chủ và có kỷ luật; và thường xuyên phản hồi thông tin. Các sếp kiểu này ưa thích những nhân viên có thể chủ động hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn của sếp đặt ra. Thách thức lớn nhất với nhân viên là nắm bắt được sếp muốn gì. Để làm điều này, hãy thử hỏi sếp cụ thể những yêu cầu mà bạn phải đạt được, báo cáo tiến độ thường xuyên và xin lời khuyên từ sếp.

Tất nhiên, như thế vẫn chưa đủ, vì những người này sẽ không ngừng tìm kiếm một chi tiết gì đó để soi. Bạn phải học cách lấy được sự tin tưởng và trao quyền từ sếp cũng như tăng cường sự tự tin của bản thân. Nỗi ám ảnh với các chi tiết của sếp sẽ làm bạn tăng cảm giác thiếu tự tin, và điều này dẫn đến sự căng thẳng và hiệu quả thấp.

3. Khủng long bạo chúa

Các “bạo chúa” điều hành công ty bằng các chiến thuật xảo quyệt và không ngừng đưa ra quyết định dựa theo ý kiến chủ quan của bản thân. Mối quan tâm chính của ông ta là duy trì quyền lực, và ông sẽ ép buộc mọi người làm theo ý mình.

“Bạo chúa” xem nhân viên như một băng nhóm tội phạm trên chuyến xe của mình. Ông ta tự phân loại mọi người và đối xử với họ theo cách phù hợp: người thách thức ý kiến của ông được coi là nổi loạn, những người trung thành và vâng lời chắc chắn được đối xử tốt, những kẻ biếng nhác thì chỉ nhận được vị trí và mức lương bèo nhèo.

Đối phó: Để sống chung với “bạo chúa”, bạn cần phải hy sinh. Hãy để ông ta can thiệp một phần vào ý tưởng của bạn. Điều này thỏa mãn phần nào tính hiếu thắng của sếp trong khi vẫn đảm bảo cho ý tưởng của bạn được sống sót. Ngoài ra, để tồn tại bạn cần biết lúc nào nên chiến, lúc nào nên hòa. Kiểm soát tốt nhận thức và quản lý cảm xúc, bạn sẽ ổn thôi.

4. Người kém năng lực

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 3.

Đây là vị sếp được thăng chức một cách vội vã hoặc thuê mướn một cách bừa bãi và đang giữ một vị trí vượt quá khả năng của mình. Có thể sếp cũng có chút năng lực, nhưng đồng nghiệp dưới quyền có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn hẳn.

Đối phó: Nếu bạn thấy thất vọng với sếp kiểu này thì có nghĩa là bạn đang có những kinh nghiệm và năng lực mà sếp thiếu. Hãy dẹp bỏ sự tự tôn để vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của bạn, đừng đem nó ra "dọa nạt" sếp. Chia sẻ mọi thứ sếp cần để hoàn thành vai trò của mình và bạn sẽ trở thành đồng minh thân tín của sếp.

5. Nhà quản lý máy móc

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 4.

Trong tâm trí sếp máy móc, ai cũng được phân loại dựa trên các con số. Mọi quyết định sếp đưa ra cũng là dựa trên các con số, nếu phải quyết định gì đó dựa trên cảm tính, ông ta sẽ mất phương hướng. Sếp kiểu này hầu như không kết nối với nhân viên, do đó, trông có vẻ như không thể tiếp cận ông ta và không có cách nào để giao tiếp.

Đối phó: Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần hiểu ngôn ngữ của 'robot'. Khi bạn có một ý tưởng, hãy chắc chắn bạn có đủ dữ liệu cần thiết để trình bày với sếp. Cùng đi với bạn phải là năng suất làm việc cao và chỉ cần thế thôi, không gì khác.

Khó nhất là tìm cách nói chuyện trực tiếp. Không cần giao tiếp quá linh hoạt và duyên dáng, sếp không quan tâm. Hãy thẳng thắn và chân thành. Thay vì trả lời email, hãy mạnh dạn gõ cửa phòng sếp. Thay vì chat, hãy đề nghị một cuộc họp. Bạn vẫn có thể là một ngoại lệ vì sếp suy cho cùng vẫn là một con người bằng xương bằng thịt.

6. Nhà quản lý mơ tưởng hão huyền

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 5.

Sếp đầy ý tưởng nhưng hiếm khi nào có giải pháp hay kế hoạch cụ thể. Cấp dưới sẽ phải là người thực thi mọi thứ và nếu có chỗ nào khúc mắc hay trì trệ, hằng hà sa số ý tưởng khác sẽ được đưa ra nhưng không có cái nào phù hợp với thực tế.

Ứng phó: Cách nhanh nhất là làm sếp vỡ mộng. Kéo sếp về thực tế với những câu hỏi và bằng chứng hết sức cụ thể về việc làm thế nào để các ý tưởng phù hợp với thực tiễn công việc. Đừng trực tiếp chỉ trích sếp mà hãy đóng vai trò người dẫn dắt, hướng sếp vào công việc chứ không phải thái độ của của bạn.

7. Người thiếu trách nhiệm

Sống chung với lũ: Cách đối phó với 7 kiểu sếp tệ - Ảnh 6.

Luôn tỏ vẻ thận trọng và có trách nhiệm nhưng thực ra chỉ làm ít nhất có thể. Đầy ý tưởng, giỏi yêu cầu và chỉ trích nhưng không thực sự giúp ích gì khi nhân viên thực sự cần đến. Bỏ lại vài ý tưởng cho nhân viên và biến mất, và khi quay trở lại, nếu việc xong thì tốt, còn không thì sẽ chuyển sang đổ lỗi.

Đối phó: Để đối phó với kiểu sếp này cần sự hợp tác của nhiều nhân viên. Cần khéo léo gây áp lực để có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về giá trị của các ý tưởng cũng như vai trò quan trọng của sếp, đồng thời yêu cầu mô tả công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân. Cố gắng từng bước biến thói quen “ra vẻ” của sếp thành ràng buộc thực sự với trách nhiệm bằng quy trình làm việc cụ thể và rõ ràng trong nhóm.

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,