Theo dõi người cũ trên mạng xã hội có thể gây nghiện? Chấm dứt thói quen stalk để thoải mái sống vui hậu chia tay

04/11/2019 10:14 AM | Sống

Việc theo dõi (stalking) là một thói quen không hề tốt và mang tính ám ảnh mà chúng ta cần từ bỏ sau chia tay.

Việc theo dõi hay chưa thể quên được người cũ hậu chia tay luôn đến từ những điều chưa được giải toả trong mối quan hệ.

Bị từ chối và bỏ rơi, dù bằng cách nhẹ nhàng nhất, chắc chắn là một trong những trải nghiệm đau đớn nhất mà một người có thể phải đối mặt.

Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, khi chúng ta bị từ chối, điều đó sẽ tạo ra kích động đến phần não bộ mà từ đó đưa ra những phản ứng y như thể chúng ta trải qua nỗi đau về thể chất. Vì thế, chúng ta đang bị tổn thương, cả thể xác và tinh thần. Chính việc liên tục vào kiểm tra tài khoản mạng xã hội của người cũ sẽ khiến chúng ta liên tục phải trải qua cảm giác bị từ chối theo một mức độ nào đó, và không cho bạn được hồi phục tinh thần của bản thân.

Vì thế, nếu bạn muốn thực sự vượt qua được mối quan hệ cũ, bạn cần ngừng xem Instagram của người cũ và cả những người xung quanh họ, hay bất cứ cái gì cả anh ấy và cô ấy đăng lên mạng xã hội.

Theo dõi người cũ trên mạng xã hội có thể gây nghiện? Chấm dứt thói quen stalk để thoải mái sống vui hậu chia tay - Ảnh 1.

Nếu bạn muốn làm được điều này, bạn cần tự đưa ra quyết định việc giúp tinh thần bạn khá lên, là đặc quyền duy nhất của bạn. Bạn cần chọn việc hồi phục cảm xúc và bước tiếp thay vì liên tục gợi nhắc bản thân về những tổn thương trong quá khứ bởi việc theo dõi người yêu cũ trên mạng xã hội. Bạn mới là người duy nhất có thể dừng việc này lại, quyết định là của riêng bạn. 

Mọi người có thể khuyên bạn rằng việc liên tục tìm kiếm bạn trai cũ trên mạng sẽ ngăn bạn vượt qua những cảm xúc cũ. Tuy nhiên, chỉ đến khi tự bản thân bạn nhận ra được rằng hành động đó đang làm tổn thương bạn và mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu cả - bạn sẽ mãi mắc kẹt trong tình huống đó.

Bạn không hề cô đơn, hầu hết tất cả chúng ta đều phải trải qua đều này, đều có những mối quan hệ không thể hàn gắn, bị bỏ rơi, và chúng tôi đều có những cảm giác giống như bạn. Thời gian mà bạn phí hoài cho việc theo dõi người cũ, đọc từng câu từng chữ anh hay cô ấy dành cho người mới, mong rằng mình có thể biết được điều gì đó về cuộc sống của họ, chính là khoảng thời gian quý báu bạn đang tự bản thân mình đánh mất. 

Phần thời gian đó hoàn toàn có thể được dành để giúp bạn có được niềm vui, tạo ra những điều mới, gặp những người bạn mới. Cuộc sống của chúng ta không là vĩnh cửu, bạn sẽ không bao giờ quay trở lại được quá khứ đâu. Sử dụng quãng thời gian này làm những việc bạn thích, gặp gỡ với những người bạn tốt, những người mà có thể khiến bạn cười.

Theo dõi người cũ trên mạng xã hội có thể gây nghiện? Chấm dứt thói quen stalk để thoải mái sống vui hậu chia tay - Ảnh 2.

Và điều cuối cùng, đó chính là những gì bạn thấy trên Facebook, Instagram hay tương tự, thì không phản ánh thật sự cuộc sống hay mối quan hệ yêu đương của một ai đó. Mọi người hay đăng những gì mà họ mong muốn người khác tin rằng đó là sự thật. Không ai có một người bạn trai hoàn hảo hay một người bạn đời lý tưởng, tương tự đối với con cái của họ. 

Facebook đã được chỉ ra là có liên quan đến trầm cảm, đặc biệt với những người mà đã vốn dễ bị suy sụp. Vượt qua việc quan tâm đến những vấn đề về tôn giáo chính trị hay những người đã được "tô hồng". Những người mà có vấn đề với chuyện tình cảm lại là những người có xu hướng đăng về một cuộc sống hoàn hảo trên mạng xã hội. Tôi luôn tự hỏi những người này, liệu có biết rằng 20 năm trước, khi mà Facebook chưa phổ phổ biến, đã có những người bạn hay gia đình của họ, biết đến họ rồi không!?

Bạn cũng thế, bạn có thể từ bỏ việc dùng mạng xã hội. Một suy nghĩ khá là đáng sợ phải không nào. Tuy nhiên bạn có thể thực sự ngạc nhiên khi bạn nhận ra bạn đã tốn bao nhiêu thời gian vào những ứng dụng đó, trong khi bạn hoàn toàn có thể trở nên rảnh rỗi để làm những việc mình thích và gặp bạn bè. Ai biết được điều gì sẽ xảy ra…. có thể, một niềm hạnh phúc mới với một người khác chẳng hạn?

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM