Thị trường gạo từ Châu Á tới Châu Phi căng thẳng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì Covid-19

25/04/2020 14:44 PM | Kinh doanh

Do chỉ có 9% sản lượng gạo trên toàn cầu được giao dịch trên thị trường quốc tế (phần còn lại được tiêu thụ nội địa), việc hạn chế thương mại sẽ khiến giá mặt hàng này tăng lên ngay lập tức.

Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng buộc mỗi quốc gia phải có những giải pháp riêng cho mình để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc các nước xuất khẩu chủ chốt ưu tiên cho an ninh lương thực quốc gia đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nước nhập khẩu.

 Thị trường gạo từ Châu Á tới Châu Phi căng thẳng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì Covid-19  - Ảnh 1.

Nguồn cung gạo Châu Á bị đứt gãy…


Đông Nam Á là khu vực sản xuất cũng như tiêu thụ gạo quan trọng trên thế giới. Gạo không chỉ là loại thực phẩm chính của nhiều nước Đông Nam Á mà còn là mặt hàng mang giá trị về mặt tinh thần đối với người dân trong khu vực, đồng thời có ý nghĩa chính trị đối với các Chính phủ, như Philippines hay Indonesia, vì có tác động mạnh tới mục tiêu lạm phát của quốc gia. Những nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan hay Việt Nam cũng cần duy trì giá lúa gạo trong nước ở mức cao hợp lý để bảo vệ lợi ích của người trồng lúa.

Mặc dù sản lượng gạo của Châu Á mấy năm nay dư thừa, song dịch bệnh và thời tiết bất lợi năm nay đã khiến người tiêu dùng lo ngại đổ xô đi mua gạo tích trữ, đẩy giá gạo thế giới lên mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ (năm nay cả Thái lan và Việt Nam đều bị hạn hán nghiêm trọng).

Do đó, nhiều Chính phủ buộc phải đưa ra quyết định hạn chế xuất khẩu. Một số nước không hạn chế xuất khẩu nhưng chính sách cách ly xã hội cũng khiến nguồn cung ra nước ngoài bị gián đoạn.

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thực hiện phong tỏa toàn quốc từ ngày 25/3/2020, ban đầu dự định kéo dài 21 ngày, nhưng sau đó tiếp diễn dự kiến đến 1/5/2020, khiến cho các kênh hậu cần gạo của nước này bị gián đoạn.

Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến30/4 cùng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, trong đó có lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh, cấm tụ tập nơi công cộng, kiểm soát đi lại liên tỉnh, khuyến khích người dân ở trong nhà.... Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ ngày 3/4/2020, kéo dài tới 15/4. Ngay sau đó, người tiêu dùng đổ xô đi mua gạo tích trữ vì lo sợ thời gian áp dụng lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài.

Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, tạm dừng xuất khẩu gạo kể từ 24/3 để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Sau khi xem xét tình hình nguồn cung lúa gạo trong nước, ngày 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại với khối lượng giới hạn ở mức 400.000 tấn/tháng trong tháng 4 và 5/2020.

Campuchia cũng tạm dừng xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng và thóc kể từ ngày 5/4/2020 để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo thơm vẫn tiến hành bình thường, vì nhu cầu gạo hơn trên thị trường nội địa không cao.

Trong khi đó, chính sách ngừng xuất khẩu gạo hoặc lệnh giới nghiêm của nhiều nước đã khiến cho nhiều lô gạo bị ách tắc ở cảng không chuyển giao được tới các nước nhập khẩu. Nguồn tin Nikkei ngày 15/4 dẫn tin từ một thương nhân Singapore cho biết, ở thời điểm đó có "ít nhất 200.000 đến 500.000 tấn gạo bị đọng lại ở các cảng biển của Việt Nam và Campuchia, gây ra tình trạng thắt chặt nguồn cung ở một số thị trường nhập khẩu". Hàng nhập khẩu từ Việt Nam đến chậm buộc Philippines phải tìm kiếm những nguồn cung khác như Thái Lan hay Myanmar

Tính đến cuối tháng 3, Philippines có tổng lượng gạo dự trữ đủ dùng cho 75 ngày, còn Indonesia thông báo có 3,5 trieuj tấn gạo dự trữ nhưng vẫn để ngỏ khả năng nhập khẩu thêm nếu giá gạo tăng mạnh.

Myanmar đầu tháng 4 cũng thông báo tạm thời dừng cấp giấy phép mới cho xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo từ Pakistan cũng bị gián đoạn.

Bangladesh phong tỏa từ ngày 26/3 và dự kiến kéo dài đến 5/5, khiến cho vụ lúa Hè (vụ Boro, chiếm khoảng 50% sản lượng của cả năm, tương đương khoảng 20 triệu/35 triệu tấn gạo) có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu nhân lực cho việc thu hoạch lúa.

Trong khi đó, chính sách ngừng xuất khẩu gạo hoặc lệnh giới nghiêm của nhiều nước đã khiến cho nhiều lô gạo bị ách tắc ở cảng không chuyển giao được tới các nước nhập khẩu. Nguồn tin Nikkei ngày 15/4 dẫn tin từ một thương nhân Singapore cho biết, ở thời điểm đó có "ít nhất 200.000 đến 500.000 tấn gạo bị đọng lại ở các cảng biển của Việt Nam và Campuchia, gây ra tình trạng thắt chặt nguồn cung ở một số thị trường nhập khẩu". Hàng nhập khẩu từ Việt Nam đến chậm buộc Philippines phải tìm kiếm những nguồn cung khác như Thái Lan hay Myanmar

Tính đến cuối tháng 3, Philippines có tổng lượng gạo dự trữ đủ dùng cho 75 ngày, còn Indonesia thông báo có 3,5 triệu tấn gạo dự trữ nhưng vẫn để ngỏ khả năng nhập khẩu thêm nếu giá gạo tăng mạnh. Điều đó làm dấy lên lo ngại đối với các nước nhập khẩu gạo chủ chốt trong khu vực như Philippines hay Indonesia.

Philippines năm ngoái đã mua 2,9 triệu tấn gạo từ nước ngoài, và dự kiến sẽ cần nhập khẩu 2,5 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu từ Việt Nam. Indonesia năm 2019 đã mua 600.000 tấn gạo và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sẽ nhập khoảng 1 triệu tấn trong năm nay.

… nguy cơ đẩy Châu Phi vào cuộc khủng hoảng lương thực

Số ca nhiễm Covid-19 ở Châu Phi hiện mới chỉ ở mức trên 20.000 người, đứng thứ 5 trong số các khu vực trên thế giới, nhưng tốc độ lây nhiễm những ngày gần đây tăng nhanh và Tổ chức Y tế Thế giới ngày 17/4 cảnh báo số ca nhiễm ở Châu Phi có thể tăng vọt lên 10 triệu trường hợp trong vòng 3-6 tháng tới.

Phần lớn các quốc gia Châu Phi đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, từ giới nghiêm, giới hạn đi lại ở một số quốc gia cho đến phong tỏa hoàn toàn ở một số nơi khác. Và chính những biện pháp gây gián đoán nguồn cung này có nguy cơ làm "rung chuyển" kinh tế của Châu lục Đen, đẩy hàng chục triệu người rơi vào cảnh vô cùng nghèo đói.

Tại khu vực Châu Phi cận Sahara, việc vận chuyển gần như bị ngưng trệ. Ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất Châu Phi, nhu cầu gạo tăng cao trên toàn quốc nhưng chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn. Mặc dù ngành lương thực được miễn phong tỏa, song các tài xế lo sợ bị dịch bệnh, và cũng sợ bị giữ xe chở hàng (vì các quy định không thực sự rõ ràng) nên không dám hoạt động. Người nông dân cũng đành phải để lúa chất đống trong kho, thậm chí để lúa hỏng trên đồng mà không có người vận chuyển. Tình hình ở các nước khác thuộc khu vực Châu Phi cận Sahara cũng tương tự như vậy. Hãng vận tải Kobo360 cho biết 30% số xe của họ ở khắp các nước Nigeria, Kenya, Togo, Ghana và Uganda đều dừng hoạt động.

Trong khi đó, gạo nhập khẩu – mặt hàng mà khu vực này vốn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài – cũng đã dần cạn kiệt vì các nước cung cấp chủ chốt, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Campuchia, đã giảm hoặc thậm chí ngừng xuất khẩu để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia nhằm đối phó với dịch bệnh.

Kết quả là giá gạo – lương thực thiết yếu của Châu Phi – đã tăng mạnh kể từ cuối tháng 3, vượt quá khả năng mua của một số gia đình.

Giá mỗi bao gạo nhập khẩu ở Abuja và Lagos (Nigeria) đã tăng hơn 7,5% kể từ tuần thứ 3 của tháng 3/2020 đến đầu tháng 4/2020, trong khi giá gạo trong nước sản xuất tăng khoảng 6-8%.

Châu Phi nằm trong số những khu vực có lượng lương thực dự trữ tháp nhất thế giới (so với mức tiêu thụ), do đó việc các nước xuất khẩu lớn hạn chế xuất khẩu đồng nghĩa với việc khu vực này sẽ thiếu gạo, và "điều đó có thể xảy ra rất nhanh", theo như lời chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Trung và Tây Phi của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế của UB, ông John Hurley.

Nigeria hiện có khoảng 38.000 tấn gạo trong kho dự trữ chiến lược và đang cần bổ sung thêm 100.000 tấn.  Nigeria đã tăng đáng kể sản lượng gạo trong nước trong những năm gần đây.

 Thị trường gạo từ Châu Á tới Châu Phi căng thẳng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì Covid-19  - Ảnh 2.

Nhưng số liệu từ USDA cho thấy họ vẫn nhập khẩu ít nhất một phần ba khối lượng gạo tiêu thụ.

Trên khắp châu Phi cận Sahara, các nước đều phụ thuộc vào nhập khẩu với mức trung bình khoảng 40% lượng gạo tiêu thụ. Điều này khiến họ trở thành những nước có "nguy cơ thiếu đói đặc biệt cao".

WB cảnh báo, Châu Phi cận Sahara – khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới – có thể đang từ việc đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe lan sang khủng hoảng an ninh lương thực. UN còn cho rằng sự gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể khiến số người thiếu đói trên toàn cầu tăng gấp đôi, lên 265 triệu người.

Nếu không tăng nhập khẩu, riêng khu vực Đông Phi có thể thiếu ít nhất 50.000-60.000 tấn gạo vào cuối tháng 4, Mital Shah, giám đốc điều hành công ty Sunrice ở Kenya, một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất khu vực, cho biết.

Ở Kenya, người dân đổ xô tích trữ lương thực và Chương trình phân phối gạo cho hộ gia đình có thu nhập thấp của Chính phủ khiến nguồn dự trữ dần cạn kiệt. "Toàn bộ chuỗi cung ứng bị gián đoạn", Mital Shah cho biết, và thêm rằng "Trong vài tuần tới, Đông Phi sẽ thiếu hụt lớn".

Thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu vào Kenya trước đây là 3-4 ngày nay đã tăng lên 3-4 tuần. Còn ở Nigeria, thời gian cho thủ tục này cũng tăng từ vài tuần lên vài tháng.

Tại Senegal, lượng gạo dự trữ ước tính đủ dùng trong khoảng 2 tháng. Ousmane Sy Ndiaye, giám đốc điều hành của UNACOIS, -Tập đoàn thương mại lớn của Senegal cho biết, nhập khẩu gạo của Senegal đã giảm khoảng 30%.

Trong bối cảnh dịch bệnh dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, việc trồng lúa ở các quốc gia bên ngoài Đông Phi, ví dụ như Nigeria, lúc này càng trở nên quan trọng hơn nữa vì dịch châu chấu Đông Phi đã tàn phá mùa vụ năm nay. Tuy nhiên, việc đẩy tăng sản xuất lúa gạo ở khu vực này rất khó khăn do vấn đề tài chính.

 Thị trường gạo từ Châu Á tới Châu Phi căng thẳng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì Covid-19  - Ảnh 3.

Theo Vân Chi

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,