Giá dầu xuyên thủng mốc 50 USD: Liệu có quá nhiều?

07/01/2015 09:19 AM |

Giá dầu giảm khiến nhiều bên được hưởng lợi hơn là mất mát.

Giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thúng vào ngày 5/1 và Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất gần 330 điểm. Như một điều hiển nhiên, giá dầu giảm sẽ nảy sinh vấn đề. Nhớ lại những năm 1998, giá dầu giảm mạnh là một phần nguyên nhân khiến Nga vỡ nợ, làm rung chuyển hệ thống tài chính toàn cầu.

Không hoàn toàn đúng nhưng thực tế giá dầu giảm khiến nhiều bên được hưởng lợi hơn là mất mát. Hơn nữa, cũng có nhiều người sống tại những quốc gia nhập khẩu dầu hơn là những nước xuất khẩu. Mỹ là một ví dụ, hiện nước này vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới.

Công việc khai thác khó khăn của những nhà sản xuất dầu từ đá phiến tại Mỹ không thể so sánh với những lợi ích lớn lao mà người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ đang có được. Họ phải trả ít hơn cho khí đốt, dầu diesel, nhiên liệu, hoá dầu và những thứ khác tương tự như vậy. Khi giá nhiên liệu giảm, những người lái xe có thể đi nhiều dặm hơn, mua nhiều xe ô tô và xe tải hơn.

Nếu làm một phép tính: Gần 70% nền kinh tế Mỹ là chi tiêu của người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm. Trong khi đó, chỉ khoảng 10% chi phí đầu tư, còn lại 10 - 15% là lĩnh vực năng lượng. Tức là gần 1% sản lượng nề kinh tế Mỹ, yếu tố được dự đoán có thể giảm 20% trong năm nay khiến giảm tương đối trong GDP, Nariman Behravesh - chuyên gia tại IHS Global Insight nói.

Tại sao lại như vậy? Liệu sau đó, giá cổ phiếu có giảm khi West Texas Intermediates giảm gần 3 USD/thùng vào ngày 5/1 xuống mức 49,89 USD/thùng? Chuyên gia kinh tế tại PNC Financial Services nhận định: “Hầu hết những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu sẽ đè nặng lên cả cổ phiếu và giá dầu. Mặt khác, sự sụt giảm mới nhất trong giá dầu là một ‘triệu chứng’ không phải ‘nguyên nhân’ của suy thoái kinh tế”. Thậm chí, Suart Hoffman đến từ PNC Financial Services còn phản biện gay gắt trên một bài báo vào ngày 23/12 rằng: “Bất cứ ai nghĩ rằng giá dầu giảm là động thái tiêu cực với Mỹ (và với kinh tế toàn cầu) thì có lẽ não người đó đã chết, nói trên phương diện kinh tế”.

Mối lo ngại duy nhất khi giá dầu giảm là khả năng gây ra suy yếu về tài chính như vụ vỡ nợ của Nga vào năm 1998. “Bạn sẽ luôn gặp rủi ro về tài chính kết hợp với những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ”, Anders Aslund đến từ Viện Kinh tế quốc tế Peterson nói. “Vấn đề lớn nhất với sự sụt giảm giá dầu như hiện nay là nó gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người và không ai thực sự chuẩn bị cho những rủi ro mà nó gây ra”. Rủi ro lớn nhất không phải là giá dầu thấp mà là nó có thể đóng băng đầu tư và chi tiêu, David Rosenberg - kinh tế trưởng tại Gluskin Sheff& Associates, một công ty quản lý tài sản nói.

Nỗi sợ hãi khủng hoảng tài chính có lẽ đã bị thổi phồng. Thậm chí, Venezuela - một nhà sản xuất dầu luôn được cho rằng sắp vỡ nợ sẽ vẫn có khả năng trả được hết nợ miễn là “giá dầu không giảm xuống dưới mức 30 USD trong một khoảng thời gian dài”, Francisco Rodriguez - người theo dõi các nền kinh tế Andean cho Ngân hàng Merrill Lynch cho biết. Thậm chí ở mức giá dầu giảm như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Venezuela vẫn cao gấp 4 lần so với tổng nợ cả gốc và lãi của nước này trong năm 2015. Rodriguez cho biết thêm, tổng thống Nicolas Maduro biết rằng nếu Venezuela vỡ nợ, các chủ nợ sẽ nỗ lực tịch thu các nhà máy lọc dầu bên ngoài đất nước trị giá khoảng 20 tỷ USD.

Theo Aslund, Nga đang trên bờ vực của “thảm hoạ kinh tế toàn diện”, nhưng vấn đề chính mà nước này gặp phải là địa phương hoá. Với số lượng dự trữ hơn 300 tỷ USD, Nga có ít khả năng bị vỡ nợ hơn Venezuela, George Abed nói.

Nếu những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi giá dầu ngấm vào thị trường, là một nhà đầu tư bạn sẽ nghĩ có thể thấy nó hiển thị trong cổ phiếu của các ngân hàng - thứ dễ bị tổn thương nhất với làn sóng vỡ nợ. Rất tiếc điều đó sẽ không xảy ra: Giá cổ phiếu của các ngân hàng trong chỉ số Standard& Poor’s bao gồm cả JPMorgan Chase, Citigroup đều lên cao hơn so với tổng thể chỉ số S&P 500 trong vòng nửa năm qua.

Douglas Handler thì nói rằng: “Các tác động tiêu cực đến đầu tư bắt đầu tăng lên” nếu giá dầu ở dưới mức 50 USD/thùng. Nhưng thực tế, giá dầu giảm có thể loại nhiều nhà sản xuất ra khỏi thị trường và sau đó dần hồi phục, Steven Kopids - chuyên gia phần tích dầu mỏ tại Princeton Energy Advisors nói. “Các lợi ích gia tăng sẽ dần yếu đi nhưng không thể nói rằng giá dầu giảm là quá nhiều”.

>> Châu Á: Ngư ông đắc lợi trong bão giá dầu giảm

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM