Làm ăn theo kiểu 'xí chỗ' của người Trung Quốc ở lục địa đen

15/09/2013 09:00 AM |

Năm 2009, Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành đối tác lớn nhất của châu Phi.

Nội dung nổi bật:

Trung Quốc đã soán ngôi Mỹ và trở thành đối tác lớn nhất của châu Phi. 

Mô hình: Để đổi lấy quyền khai thác mỏ tiềm năng trị giá hàng tỉ đô la trong hơn hai thập kỷ, các công ty Trung Quốc đã "xí chỗ" bằng cách chi trước tiền để xây dựng cầu, đường và bệnh viện. Mô hình này được nhân rộng tại Congo, Zimbabwe, Guinea và Angola. 

Bất cập: Các nhà đầu tư Trung Quốc không đãi ngộ, thăng chức hợp lý cho lao động bản xứ, thiên vị lao động Trung Quốc và sống cách biệt với người địa phương.


Trung Quốc đang nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế châu Phi, giúp đỡ hàng trăm triệu người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo. Phần lớn người châu Phi chào đón doanh nghiệp Trung Quốc hơn cả doanh nghiệp Mỹ.

Sinh hoạt: Hiện diện khắp nơi

Trung Quốc triển khai đầu tư quy mô lớn vào châu Phi đến nay đã được hơn mười năm. Lượng người Hoa tại đây đã vượt quá con số một triệu. Đối với nhiều người dân châu Phi, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Tại Congo, muốn mua điện thoại di động, người dân sẽ phải đến các cửa hàng điện tử của Trung Quốc, nơi bày bán bán các mẫu Blackberry giảm giá những một phần ba so với thị trường. Con đường xuyên suốt trung tâm thành phố Kinshasa cũng mới được mở rộng và sửa chữa bởi một công ty xây dựng Trung Quốc.

Tại thị trấn Lubumbashi, Congo, bác sĩ Trung Quốc chữa bệnh cho người dân kết hợp giữa dược phẩm hiện đại và châm cứu cổ truyền. Cửa hàng tạp hóa bán gạo Trung Quốc. Thậm chí, sòng bạc Trung Quốc cũng xuất hiện ở đây.

Làm ăn: Đầu tư kiểu "xí chỗ"

Theo điều tra, 75% người dân châu Phi cho rằng Trung Quốc đóng vai trò tích cực trong sự phát triển trên đất nước họ. Mô hình đầu tư tư nhân kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc được người châu Phi ủng hộ và đón nhận nồng nhiệt hơn nhiều so với hình thức đầu tư tách biệt hai thứ trên của Mỹ. Các hạng mục đầu tư chủ yếu của Trung Quốc là dầu mỏ, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đồng tăng giá thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc xây dựng hai mỏ khai thác lớn nhất tại Congo. Ví dụ, khi đồng tăng giá, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã phải mở hai mỏ đồng lớn nhất tại Congo. 

Để đổi lấy quyền khai thác tiềm năng trị giá hàng tỉ đô la trong hơn hai thập kỷ, các công ty này đã "xí chỗ" bằng cách chi trước 3 tỉ USD để xây dựng cầu, đường và bệnh viện ở đây. Người Trung Quốc cũng nhân rộng mô hình này tại các nước châu Phi khác như Zimbabwe, Guinea và Angola.

Năm 2009, Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành đối tác lớn nhất của châu Phi. Trong vòng 35 năm qua, Trung Quốc đã giúp 600 triệu người châu Phi thoát khỏi đói nghèo. Đây là một thành tựu quan trọng với chính phủ các quốc gia châu lục nghèo khó này.

Khó khăn: Thiên vị lao động nước mình, tách biệt sinh hoạt và giao tiếp

Tuy nhiên mô hình này gần đây cũng gặp phải nhiều vết nứt. Nhiều người lên tiếng cho rằng các nhà đầu tư Trung Quốc không đãi ngộ, thăng chức hợp lý cho họ. Doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ sử dụng lao động nước mình trong khi những công việc đó người dân bản địa cũng có thể làm được. Ngoài ra công nhân Trung Quốc phần nhiều không hiểu tiếng địa phương, thường sống tách biệt với cộng đồng bản địa và duy trì tập quán sinh hoạt Trung Quốc tối đa. Rất ít người có khả năng giao tiếp với dân bản địa.

Ví dụ như công trình đường đi từ trung tâm thành phố tới sân bay Kinshasa mà công ty đường sắt Trung Quốc đang xây dựng, các công nhân châu Phi được thuê để đào bới, bốc vác với mức lương 65 USD/tháng, chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu ở đây. Các công nhân cho biết họ rất ít được giao tiếp với các quản lý Trung Quốc và sinh hoạt hoàn toàn tách biệt. Họ mặc quần áo tự do vì công ty không cung cấp đồng phục, giày bảo hộ hay mũ bảo hiểm.

Tại khu mỏ Kolwezi, Congo, một nữ công nhân có tên Kayenda nói rằng cô rất cảm ơn các doanh nghiệp Trung Quốc vì đã đem lại công việc kiếm sống cho gia đình. Nhưng cũng như nhiều người dân khác, cô cho rằng Trung Quốc đang làm giàu trên công sức lao động và tài nguyên đất nước họ. "Cách họ giúp đỡ đem lại công việc nhưng cũng đang đánh cắp nhiều thứ của chúng tôi".

Nhiều người dân Trung Quốc đã sống ở đây hơn một thập kỷ và có dự định ở lại. Nhưng nếu những cơ hội làm ăn béo bở từng lôi cuốn họ đến nơi này thì cũng có khả năng thu hút họ sang nơi khác bất cứ lúc nào.

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM