Vắc xin Covid-19 của đại học Oxford và AstraZeneca thành công vượt trội với bệnh nhân lớn tuổi

23/11/2020 17:30 PM | Xã hội

Còn tính chung các nhóm tuổi, vắc xin của AstraZeneca và đại học Oxford tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, không gây phản ứng phụ với 70% bệnh nhân.

Đại học Oxford vào sáng ngày hôm nay thông báo thêm nhiều thông tin lạc quan về quá trình phát triển vắc xin Covid-19.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vắc xin Covid-19 mang tên AZD 122 công bố trên tạp chí khoa học Lancent vào ngày thứ Năm sẽ cho thấy vắc xin này có hiệu quả trong nhóm bệnh nhân lớn tuổi tương đương với nhóm bệnh nhân trẻ.

Thông tin được đăng tải trên BBC News. Còn tính chung các nhóm tuổi, vắc xin của AstraZeneca và đại học Oxford tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, không gây phản ứng phụ với 70% bệnh nhân.

Theo thông tin được the Lancent cung cấp, vắc xin Covid-19 của đại học Oxford – Anh kết hợp với công ty dược phẩm AstraZeneca không gây ra nhiều phản ứng phụ, tạo ra phản ứng miễn dịch trên hệ miễn dịch của tất cả các nhóm tuổi.

Có thể thấy đây là bước tiến quan trọng của nhóm nghiên cứu viên thuộc đại học Oxford trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Điểm quan trọng là ở chỗ vắc xin có hiệu quả tốt với nhóm bệnh nhân lớn tuổi, nhóm nhạy cảm nhất với virus corona.

Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chờ kết quả từ thử nghiệm vắc xin lâm sàng giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng trước khi cấp phép. Tuy nhiên ở hiện tại, các nhà nghiên cứu đang rất mừng vui với những thông tin, số liệu ban đầu này.

Đồng tác giả của nghiên cứu - ông Maheshi Ramasamy đến từ đại học Oxford, nhận xét: "Phản ứng tạo kháng thể trong cơ thể của bệnh nhân lớn tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi rất đáng để vui mừng. Nhóm dân cư đương đầu với rủi ro bị lây nhiễm Covid-19 cao có bao gồm những người vốn đã có bệnh nền và nhiều người già. Chúng tôi hy vọng điều này cũng đồng nghĩa rằng vắc xin sẽ giúp bảo vệ được những người dễ chịu tổn thương nhất trong xã hội, tuy nhiên sẽ cần thêm nghiên cứu trước khi chúng ta có thể chắc chắn được điều gì".

Đợt thử nghiệm thứ 2 này với vắc xin Covid-19 của AstraZeneca và nghiên cứu viên đại học Oxford có 560 người, trong đó có 400 người hơn 56 tuổi, vắc xin này có hiệu quả với nhóm bệnh nhân lớn tuổi tương đương với nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng phản ứng phụ dễ gặp nhất bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt nhẹ, đau đầu, sốt nhẹ và đau cơ.

Cách đây không lâu, vắc xin của đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca từng được coi như "ứng cử viên" hàng đầu trong cuộc chạy đua phát triển vắc xin Covid-19. Tuy nhiên đến gần đây, 2 loại vắc xin khác của Moderna và Pfizer/BioNTech đều đã đi đến giai đoạn 2 và đạt hiệu quả thành công trên 90%.

Công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech SE trong ngày thứ Sáu đã đề nghị giới chức Mỹ cấp phép sử dụng vắc xin Covid-19, đây có thể coi như bước tiến quan trọng sau nhiều tháng các công ty cố gắng tìm được một loại thuốc có thể đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Giờ đây, trách nhiệm xét duyệt liệu vắc xin Pfizer và BioNTech SE phát triển có sử dụng được không sẽ tùy thuộc vào FDA. Một khi vắc xin được cấp phép, nó sẽ được sử dụng với hàng triệu người.

Hiện chưa thể rõ sẽ mất bao lâu để FDA có thể hoàn tất quá trình xét duyệt vắc xin. Vài ngày trước đây, Pfizer và BioNTech công bố vắc xin có hiệu quả 95% trong thử nghiệm với 44.000 người.

Xét đến tính cấp thiết của việc phải có vắc xin Covid-19, FDA dự kiến sẽ phải hành động gấp rút. Mốc thời gian nộp hồ sơ xin cấp phép hiện tại đúng với dự báo của các chuyên gia ngành và chuyên gia chính phủ về việc vắc xin sẽ có thể được bắt đầu lưu hành từ tháng sau. Theo Pfizer, có thể việc lưu hành vắc xin Covid-19 sẽ có thể được bắt đầu từ năm sau.

Nếu được FDA bật đèn xanh, quá trình phát triển vắc xin Covid-19 tại phương Tây, từ phòng thí nghiệm cho đến khi được cấp phép đã được hoàn tất sau chưa đầy 1 năm.

Pfizer bắt đầu liên kết với công ty BioNTech vào tháng 3/2020 và cho đến nay đã chi tiêu khoảng 2 tỷ USD cho việc phát triển vắc xin này.

Nhật Đăng

Cùng chuyên mục
XEM