Vì sao nhiều em học thêm suốt ngày nhưng vẫn học dốt? Cha mẹ đọc 3 lý do dưới đây trước khi "vung" cả chục triệu đồng học phí!

14/01/2025 19:30 PM | Giáo dục

Hãy cùng phân tích 3 lý do dưới đây.

1. Điểm kiến thức bị trùng lặp

Điều này nghĩa là các điểm kiến thức mà trẻ học ở trường và trong các lớp học thêm hoàn toàn trùng lặp với nhau. Phụ huynh thường nghĩ rằng học thêm một lần nữa các kiến thức đã học sẽ là điều tốt, vì có thể lần đầu trẻ không hiểu, nhưng lần thứ hai sẽ hiểu.

Nếu phụ huynh có suy nghĩ như vậy, hãy thử nghĩ xem: Mỗi năm có rất nhiều học sinh học lại lớp 12, nhưng có bao nhiêu em thực sự cải thiện điểm số so với lần trước?

Cốt lõi của việc học không nằm ở số lần học mà nằm ở chất lượng học. Nếu học chất lượng cao, chỉ cần chuẩn bị trước một lần, nghe giảng một lần và ôn tập lại một lần, trẻ có thể hiểu hết mọi kiến thức. Nhưng nếu chất lượng học thấp, dù học đi học lại ba lần, trẻ vẫn không thể hiểu.

Vì vậy, nội dung của các lớp học thêm cần phải thay đổi. Không phải chỉ đơn giản là giảng lại một nội dung giống nhau hai lần mà cần giúp trẻ tìm ra phương pháp học mới, hướng đi đúng đắn.

Lấy môn Vật lý làm ví dụ: Thầy cô giảng bài không nên hoàn toàn theo thứ tự trong sách giáo khoa, cần có các dạng bài tập bắt buộc phải giảng và phải có phần ghi chép cụ thể. Đây mới là những tiêu chí đánh giá một bài giảng chất lượng.

Vì sao nhiều em học thêm suốt ngày nhưng vẫn học dốt? Cha mẹ đọc 3 lý do dưới đây trước khi "vung" cả chục triệu đồng học phí!- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

2. Chỉ học làm bài tập không mang lại hiệu quả

Có một kiểu học thêm chỉ tập trung dạy trẻ làm bài tập. Giáo viên sử dụng phương pháp "bàn về bài tập" để hướng dẫn trẻ, từ bài tập dẫn dắt ra các điểm kiến thức, giúp trẻ hiểu rõ hơn cách áp dụng kiến thức vào thực tế.

Thoạt nhìn, cách này có vẻ như bù đắp được điểm yếu của trẻ khi làm bài tập, nhưng thực tế hiệu quả không cao. Bởi vì cách này là một con đường vòng.

Học tập thực chất là một quá trình gồm hai phần: Đầu vào và đầu ra. Đầu vào là các định nghĩa, công thức, định lý và các dạng bài tập; đầu ra cũng chính là những thứ này. Kiến thức là tiền đề để làm bài tập. Nếu trong đầu không có các kiến thức cơ bản, trẻ sẽ không biết phải làm gì khi đối diện với bài tập.

Khi giáo viên chỉ dựa vào bài tập để giảng giải kiến thức, cách này hoàn toàn giới hạn tư duy của trẻ, khiến trẻ không thể linh hoạt áp dụng các điểm kiến thức đã học.

Vì vậy, chỉ tập trung học làm bài tập sẽ không hiệu quả. Trẻ cần chú trọng hơn vào việc học phương pháp.

3. Xác suất gặp được giáo viên xuất sắc rất thấp

Ở đây, giáo viên xuất sắc không chỉ đơn thuần là những giáo viên nổi tiếng mà là những người thực sự phù hợp với trẻ. Một giáo viên tốt là người có thể chỉ ra chính xác các khó khăn mà trẻ đang gặp phải trong việc học, từ đó lập kế hoạch học tập và đề xuất các phương pháp học đúng đắn.

Giáo viên giỏi không phải là người luôn trả lời mọi vấn đề bằng những câu trả lời tiêu chuẩn như "làm bài tập chưa đủ" hay "nghe giảng không hiệu quả".

Bởi vì mỗi trẻ có những vấn đề khác nhau trong học tập: Có trẻ gặp khó khăn khi nghe giảng, có trẻ không hiểu được kiến thức, và có trẻ lại vướng mắc ở kỹ năng làm bài tập.

Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu rõ vấn đề của con mình, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Theo Thanh Hương

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Nóng: Vừa nhậm chức, ông Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới WHO

Mỹ vốn là nước tài trợ lớn nhất cho WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí.

Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn kể chuyện xây 'Grab của ngành bất động sản': 'Có bạn Gen Z chọn căn hộ 3 tỷ đồng sau 5 tiếng shopping online'

"Ngày trước, ông bà và bố mẹ mình tìm nhà phải đến tận nơi, ngồi xe máy lùng sục mọi chỗ, mất vài tháng tới vài năm mới gặp căn nhà ưng ý. Nhưng với Gen Z bây giờ, hành trình tìm nhà đã thay đổi. Tôi từng chứng kiến một bạn nữ 18 tuổi chọn căn hộ 3 tỷ đồng chỉ sau 5 tiếng shopping online", anh Vũ Trọng Hải – Giám đốc Kỹ thuật Batdongsan.com.vn chỉ ra khác biệt giữa các thế hệ.

Grab giữa ‘muôn trùng vây’: Sức ép từ hệ sinh thái Xanh SM - Vingroup ở thị trường Việt Nam và một lợi thế quá lớn Grab không thể có được

Sau khi Baemin và GoJek lần lượt rời thị trường Việt Nam, đối thủ chính của Grab ở thị trường Việt Nam chính là Be Group, nếu tính riêng mảng gọi xe thì có thêm Xanh SM và gọi thức ăn thì có ShopeeFood. Năm 2023, Xanh SM từng công bố việc đầu tư trực tiếp vào Be Group. Vậy nên, dường như đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam là công ty mẹ của Xanh SM – Vingroup.

Phó Chủ tịch Chứng khoán BSC: “Chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng với thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Chung Jae Hoon đánh giá 2025 là thời điểm thích hợp để TTCK Việt Nam được chấp thuận nâng hạng lên thị trường mới nổi khi “chiếc áo” Frontier đã không còn tương xứng,