Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh

16/02/2025 10:50 AM | Địa phương

Trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, TP.HCM đã chi 1.000 tỷ vào năm 1999 để cống hóa kênh Hàng Bàng. Tuy nhiên sau đó khu vực này lại ngập úng do thiếu khả năng thoát nước. Vì thế đến năm 2016, nơi đây lại được đào lên.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 1.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 2.

Hàng Bàng vốn là một con kênh tấp nập thuyền ghe nhưng do không được quản lý chặt chẽ từ thời Việt Nam Cộng hòa, người dân xây nhà lấn chiếm khiến lòng kênh bị thu hẹp. Nó dần trở thành mương thoát nước và nơi chứa rác thải của khu dân cư và chợ Bình Tây. Ảnh tư liệu từ thời Pháp thuộc.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 3.

Đến năm 1999, đoạn kênh Hàng Bàng dài chưa đầy 2 km này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã lấp, cống hóa kênh để ngăn tái ô nhiễm. Tuy nhiên, cống không thể thoát nước nhanh như kênh nên khu vực này trở thành rốn ngập.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 4.

Đến năm 2016, dự án cải tạo kênh Hàng Bàng được phê duyệt. Nó lại được đào lên.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 5.

Sau 3 năm, mới chỉ có một đoạn dài 220 m ở hai đầu tuyến kênh (giai đoạn 1) được cải tạo, nâng cấp và đưa vào phục vụ người dân.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 6.

Giai đoạn 2 của dự án thực hiện từ năm 2019 đến năm 2025. 750 m kênh từ đường Mai Xuân Thưởng đến Vạn Tượng được nâng cấp, cải tạo. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.900 tỷ, nằm trên địa bàn quận 6 và quận 5.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 7.

Đáng chú ý, chi phí xây dựng chỉ chiếm 100 tỷ đồng. Gần 1.800 tỷ còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 8.

Các hạng mục chính của dự án gồm đào và xây dựng một tuyến kênh hở hình thang dài 750 m, phát triển không gian xanh hai bên bờ kênh, xây dựng hệ thống thoát nước và nâng cấp, cải tạo tuyến đường Phan Văn Khỏe và Bãi Sậy.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 9.

Kênh có chiều rộng mặt nước 12 m, sâu khoảng 4,5 m. Hai bên bờ được kè đá chắc chắn, lắp lan can bằng thép cao hơn một mét.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 10.

Tuy nhiên, giai đoạn 2 của dự án cải tạo kênh Hàng Bàng vẫn chưa hoàn thành do còn chưa giải phóng xong mặt bằng ở khu vực quận 6.

Đoạn kênh từng tốn 1.000 tỷ để lấp, nay lại tốn hơn 4.000 tỷ để đào lên ở thành phố Hồ Chí Minh- Ảnh 11.

Giai đoạn 3 của dự án sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2028. Nó tập trung cải tạo 730m kênh còn lại từ đường Bình Tiên đến đường Mai Xuân Thưởng với tổng mức đầu tư khoảng 2.400 tỷ đồng. Hiện khu vực này đã bị cống hoá với hàng trăm nhà dân bên trên.

Theo Huyền Trân

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.