Mây đen bao phủ đế chế Samsung: CEO đột ngột qua đời, các kế hoạch cải tổ công ty sẽ ra sao?

25/03/2025 09:09 AM | Quốc tế

Samsung liên tiếp đón nhận tin buồn.

Mây đen bao phủ đế chế Samsung: CEO đột ngột qua đời, các kế hoạch cải tổ công ty sẽ ra sao?- Ảnh 1.

Ngày hôm nay, phía Samsung Electronics vừa thông báo tin buồn. Theo đó, CEO Han Jong-hee bị ngừng tim sau khi tham dự lễ cưới của con gái vào ngày 22/3. Ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Samsung ở Seoul, nhưng không qua khỏi.

Ông Han được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch kiêm CEO của Samsung Electronics vào năm 2022 và là thành viên Hội đồng quản trị công ty. Hiện, Ông Han phụ trách mảng điện tử tiêu dùng và thiết bị di động của Samsung.

Việc ông Han đột ngột qua đời đang khiến tình hình tại Samsung thêm phần khó khăn.

Tuần trước, tại đại hội cổ đông của Samsung diễn ra ở Seoul, ông Han trên cương vị là CEO của công ty đã lên tiếng xin lỗi tất cả các cổ đông vì kết quả kinh doanh kém, thừa nhận rằng khả năng cạnh tranh về công nghệ của công ty đã suy yếu trong những năm gần đây. “Chúng tôi đã không thể giành được lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường, dẫn đến giá cổ phiếu trì trệ. Tôi xin lỗi vì đã khiến các cổ đông lo lắng”.

Mây đen bao phủ đế chế Samsung: CEO đột ngột qua đời, các kế hoạch cải tổ công ty sẽ ra sao?- Ảnh 2.

Ông Han Yong-hee tại buổi họp đại hội cổ đông của Samsung vào tuần trước.

"Việc thực hiện các thương vụ M&A trong lĩnh vực bán dẫn gặp nhiều khó khăn do các vấn đề pháp lý và lợi ích quốc gia khác nhau, nhưng chúng tôi quyết tâm đạt được những kết quả rõ ràng trong năm nay”, ông Han cam kết, đồng thời nhấn mạnh rằng công ty sẽ có hành động cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng thông qua các thương vụ sáp nhập và mua lại.

Tuy nhiên, việc ông Han đột ngột qua đời chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn lên những kế hoạch kể trên.

Theo kế hoạch, ông Han sẽ phát biểu tại một sự kiện lớn của Samsung diễn ra vào ngày 26/3. Tuy nhiên, đến ngày 24/3, công ty đã thông báo điều chỉnh lịch trình, thay ông bằng một lãnh đạo khác.

ÁP LỰC

Samsung cũng đang phải đối mặt với lời đe dọa từ Tổng thống Donald Trump về khả năng áp thuế lên các chip bán dẫn nhập khẩu và hủy bỏ Đạo luật Chip (Chips Act) trị giá 52 tỷ USD - trong đó có khoản trợ cấp 4,75 tỷ USD dành cho nhà máy Taylor của Samsung.

Trong khi đó, TSMC đã nhanh chóng phản ứng trước mối đe dọa này bằng cách công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD để mở rộng công suất tại các nhà máy ở Mỹ. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Samsung có sẵn sàng hoặc có khả năng thực hiện một động thái tương tự hay không.

Các nhà đầu tư của Samsung cũng lo ngại trước những suy đoán từ các quan chức trong chính quyền ông Trump rằng TSMC có thể giúp vận hành các nhà máy sản xuất của đối thủ lớn khác của Samsung là Intel.

“Đây không phải là tin tốt cho Samsung vì cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn nếu các nhà máy foundry của Intel có thể đạt được hiệu quả như TSMC”, ông Ahn Ki-hyun, Giám đốc điều hành tại Hiệp hội Bán dẫn Hàn Quốc (Korea Semiconductor Association) nhận định.

Daniel Kim, nhà phân tích tại Macquarie cảnh báo rằng ngay cả khi TSMC có thể giúp Intel quay lại đường đua, triển vọng của Samsung vẫn không mấy sáng sủa khi công ty đang cắt giảm chi tiêu vốn cho mảng foundry và giảm quy mô đội ngũ kỹ sư.

“Việc phục hồi Intel sẽ là một thách thức lớn, ngay cả đối với TSMC. Nhưng tình hình của Samsung đang ngày càng khó khăn hơn khi họ phải cắt giảm đầu tư vào mảng foundry trong bối cảnh năng lực cạnh tranh đang suy yếu”, ông Kim nhận xét.

Tại đại hội cổ đông thường niên, Samsung đã cam kết mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực robot, công nghệ y tế và bán dẫn thế hệ mới để thúc đẩy tăng trưởng dựa trên AI. Công ty cũng dự báo rằng chu kỳ phục hồi của chip nhớ trong nửa cuối năm sẽ giúp cải thiện lợi nhuận của tập đoàn.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng Samsung cần có một cuộc cải tổ mạnh mẽ trong cơ cấu quản lý vốn được coi là quá cứng nhắc. Họ nhấn mạnh rằng ông Lee Jae-yong - người thừa kế tập đoàn vẫn duy trì quyền kiểm soát chặt chẽ đối với hệ thống lãnh đạo của công ty, mặc dù ông không nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong hội đồng quản trị.

“Lee Jae-yong có thể tác động đến hội đồng quản trị với tư cách là một cổ đông lớn, nhưng ông ấy không nên can thiệp vào hoạt động quản lý của công ty”, ông Chan Lee, đối tác quản lý tại Petra Capital Management - một quỹ đầu cơ có trụ sở tại Seoul và là cổ đông của Samsung phát biểu.

Ông Chan Lee cho rằng Samsung nên trao quyền nhiều hơn cho các CEO có nền tảng kỹ thuật - giống như cách mà cha của ông Lee Jae-yong từng làm:

“Ông ấy nên trao quyền cho các nhà lãnh đạo có chuyên môn về kỹ thuật. Nhưng thay vào đó, chúng tôi đang thấy các lãnh đạo cấp cao có xuất thân từ mảng tài chính đang tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn, làm suy yếu năng lực cạnh tranh dài hạn của công ty”.

Việc Samsung cam kết mở rộng đầu tư vào các mảng công nghệ AI, robot và y tế là dấu hiệu cho thấy công ty đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới bên ngoài các mảng kinh doanh truyền thống như điện thoại thông minh và TV - vốn đang chịu áp lực từ các đối thủ Trung Quốc.

Trong khi đó, thị trường chip nhớ được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm, giúp cải thiện lợi nhuận của Samsung. Tuy nhiên, để duy trì vị thế dẫn đầu, công ty được cho là cần đẩy nhanh tiến độ phát triển công nghệ bán dẫn và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực chip AI - nơi các đối thủ như SK Hynix và Micron đang tạo ra sức ép lớn.

Theo: Financial Times

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.