Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM sẽ phát triển thế nào?

26/03/2025 22:30 PM | Bất động sản

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM bao gồm 3 cấu phần, là thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh.

Trao đổi về định hướng xây dựng Trung tâm Tài chính tại TP.HCM với các doanh nghiệp, chuyên gia Hàn Quốc tại Hội nghị Đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2025, bà Nguyễn Trúc Vân, Giám đốc Trung tâm Mô phỏng và Dự báo Kinh tế - Xã hội TP.HCM, cho biết Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM sẽ đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM sẽ phát triển thế nào?- Ảnh 1.

TP.HCM đang xem xét phương án Trung tâm tài chính quốc tế được phát triển dựa trên khu phố tài chính ở Quận 1 và khu phố tài chính ở Thủ Thiêm. (Ảnh: Lương Ý)

Đề án thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu phát triển các nền tảng vững chắc cho một Trung tâm Tài chính quốc tế quốc gia (2025 - 2030); giai đoạn 2 (2031 - 2035) là Trung tâm tài chính khu vực và giai đoạn 3 (sau 2035) là Trung tâm tài chính quốc tế và toàn cầu.

Trọng tâm của đề án là phát triển các dịch vụ tài chính cốt lõi, phục vụ tài trợ cho tăng trưởng kinh tế, thương mại nội địa và định hình tương lai của tài chính số của Việt Nam.

Đồng thời, thu hút hệ sinh thái doanh nghiệp tài chính đa dạng (quản lý quỹ, quản lý tài sản, môi giới, bảo hiểm…) và xây dựng TP.HCM thành điểm đến fintech (công nghệ tài chính) trong khu vực. Qua đây, TP.HCM kỳ vọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Từ định hướng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM và định hướng phát triển TP.HCM thành đô thị thông minh, việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế được xác định trong phạm vi địa lý cụ thể và gắn với định hướng phát triển đô thị của TP.

Bà Trúc Vân đề cập việc TP.HCM đang xem xét phương án Trung tâm tài chính quốc tế của TP.HCM được phát triển dựa trên khu phố tài chính ở Trung tâm hiện hữu thuộc Quận 1 và hình thành khu phố tài chính ở Thủ Thiêm. Hai khu phố này sẽ bổ sung cho nhau, với các dịch tài chính truyền thống vẫn tập trung ở khu phố tài chính hiện tại; và các dịch vụ tài chính có tính sáng tạo sẽ tập trung ở khu phố mới.

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM bao gồm 3 cấu phần, là thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng; thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh.

Các dịch vụ tài chính mới TP.HCM chọn đột phá bao gồm fintech và ngân hàng số; kết nối fintech và các startups trong các lĩnh vực kinh doanh khác; tài chính xanh và sàn giao dịch hàng hóa.

Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM sẽ phát triển thế nào?- Ảnh 2.

Các nhà đầu, doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm đến Trung tâm Tài chính quốc tế TP.HCM đang chuẩn bị triển khai. (Ảnh: P. Quốc)

Theo chuyên gia Michael Jaewuk Chin, từ kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính khu vực Đông Bắc Á của Hàn Quốc, ông nhấn mạnh 3 yếu tố cần chú ý khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, cải cách quy định và đổi mới công nghệ (ngân hàng số, tài chính di động, blockchain).

Để thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, ông Michael Jaewuk Chin đề xuất trung tâm tài chính TP.HCM triển khai hệ thống trái phiếu xanh, dự án giao dịch tín chỉ carbon chung và hợp tác phát triển năng lượng tái tạo. Chuyên gia này khẳng định tài chính xanh không chỉ là chìa khóa giúp TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, mà còn tạo đà cho sự phát triển bền vững của cả 2 nước.

Theo ông, trong chiến lược phát triển trung tâm tài chính đầy tiềm năng, TP.HCM nên tập trung xây dựng thị trường tài chính chuỗi cung ứng và xây dựng trung tâm tài chính thương mại, tạo dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tài chính số fintech, áp dụng tài chính xanh và hệ sinh thái tài chính bền vững. Các chiến lược này có thể đưa TP.HCM trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Ông cho biết Hàn Quốc đã áp dụng và đạt nhiều thành quả, trong đó có hỗ trợ giảm phát thải carbon thông qua trái phiếu xanh và trái phiếu bền vững.

Chuyên gia này cũng đưa ra phương án hợp tác tài chính của TP.HCM và Hàn Quốc trong tương lai, bao gồm xây dựng hệ thống phát hành trái phiếu xanh giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức tài chính thông qua sự hợp tác tổ chức tài chính Hàn Quốc; phát triển dự án giao dịch tín chỉ carbon chung và phát triển dự án năng lượng dành cho các đối tác của các doanh nghiệp toàn cầu cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ông cho rằng quy mô phát hành trái phiếu xanh của Việt Nam năm 2023 đạt 3 tỷ USD.

Theo Hà Linh/VTC

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Thủ tướng: Chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ

Theo Thủ tướng, giải quyết vấn đề thuế quan với Mỹ cần tính đến tổng thể chung của kinh tế đối ngoại Việt Nam và không ảnh hưởng tới các thị trường khác

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ từng khuyên: Hãy mua vàng, đừng tích tiền trong thời khủng hoảng!

"Với tôi, trong thời khủng hoảng thì vàng, bạc mới là tài sản thực sự chứ không phải tiền mặt", ông Kiyosaki nhấn mạnh.

Không muốn “oằn mình” gánh nợ mua nhà, người trẻ chọn cách đi thuê

Trong bối cảnh giá nhà không ngừng leo thang, nhiều người trẻ Việt Nam đang dần rẽ hướng sang lựa chọn thuê nhà thay vì “gồng mình” vay nợ để mua nhà.